Không lựa chọn con đường đại học mà tự mình kiếm vốn kinh doanh, Phạm Văn Tam đã không ít lần phải chịu sự thất bài và trắng tay. Tuy nhiên, bằng bản lĩnh và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, anh giờ đã là một nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Asanzo. Theo kế hoạch, anh sẽ góp mặt trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa thứ 3, tuy nhiên đã có sự thay đổi vào phút cuối và anh sẽ còn là thành viên của hội đồng đầu tư nữa.
Nội dung chính
Phạm Văn Tam là ai?
Phạm Văn Tam sinh năm 1980 trong một gia đình có truyền thống làm gốm sứ tại vùng biên giới Móng Cái – Quảng Ninh. Là con nhà nòi, thế nhưng anh lại không hề mặt mà với nghề nghiệp của gia đình, cũng không lựa chọn con đường học vấn mà quyến định sẽ tự mình bươn chải kiếm tiền để kinh doanh riêng.
Tất nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng một chút nào, anh đã nhiều lần thất bại và thậm chí là mất trắng những gì mình đang có. Tuy nhiên, với bản tính của một con người mạnh mẽ, giàu nghị lực và không bao giờ chịu đầu hàng số phận, anh quyết tâm khởi nghiệp đến cùng và đã thành công. Giờ đây, anh là một trong những vị doanh nhân Việt thành đạt bậc nhất, là chủ của thương hiệu tivi và điện thoại thông minh Việt Asanzo.
Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ như không thực sự suôn sẻ với vị CEO này, khi mới đây công ty của anh bị phát hiện kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty.
Theo dự kiến, Phạm Văn Tam – CEO của công ty Asanzo sẽ là một trong những vị Shark của hội đồng đầu tư chương trình Shark Tank Việt Nam. Tuy nhiên, do vụ lùm xùm nói trên mà mọi thứ đã thay đổi vào phút chót, khi anh chính thức không còn tham gia vào chương trình nữa, đây thực sự là một điều đáng tiếc không chỉ cho riêng anh mà còn cho cả các start-up.
Thời niên thiếu của Phạm Văn Tam
Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi đang say sưa với các bộ phim hoạt hình, Phạm Văn Tam ngay từ khi còn nhỏ đã làm quen với những phiên chợ đầy náo nhiệt vùng biên. Tuy nhiên, không phải là gia đình của anh quá khó khăn khiến anh phải ra chợ mỗi ngày, mà đó là bởi anh cảm thấy rất vui thích khi được tận mắt chiêm ngưỡng các hoạt động giao thương sôi nổi tại đây.
Với sự nhạy bén của mình, cậu bé Tam ngày ấy chỉ cần nhìn và học hỏi cũng đã nhanh chóng biết cách kiếm tiền cho bản thân, bằng việc mua đi bán lại một số món hàng. Không chỉ có tài kinh doanh thiên bẩm, cậu bé còn bị cuốn hút bởi những thứ linh kiện điện tử, vậy nên khi bố mẹ của mình đi vắng thì ngay lập tức cậu lại lôi chiếc tivi trong nhà ra vọc vạch.
Khi đã tròn 18 tuổi, Tam đã hoàn tất bậc học phổ thông nhưng rồi anh không lựa chọn con đường vào đại học, mà thay vào đó là đi theo người cậu của mình để học nghề chụp ảnh. Anh tâm sự rằng, đây không chỉ là lựa chọn giúp anh có thể thỏa chí đi đây đi đó mà còn là để anh có thể kiếm tiền. Tuy vậy, chỉ sau 2 năm theo nghề thì anh quyết định nghỉ việc vì không còn hứng thú nữa.
Tất nhiên, gia đình của Tam phản đối kịch liệt và chàng trai ấy đã đưa ra quyết định rằng, mình sẽ không nhờ vả đến bố mẹ nữa mà sẽ tự thân vận động. Nghĩ là làm, anh đã không ngần ngại đi làm bưng bê tại một quán phở để kiếm sống.
Sự nghiệp của Phạm Văn Tam
Lúc bấy giờ, đã có người đề nghị với anh đi áp tải hàng điện tử từ Móng Cái vào Sài Gòn, tiên công khá hậu hĩnh khi chỉ cần vài ngày là anh đã có thể kiếm được 1 triệu đồng. Sẵn là người yêu thích và đam mê công nghệ và cũng đã quen thuộc với khu vực buôn bán ở cửa khẩu Móng Cái, ngay lập tức Tam đồng ý công việc ấy.
Chuyến hàng đầu tiên cũng diễn ra thuận lợi như dự tính. Tuy vậy, ông chủ đã đề nghị anh ở lại Sài Gòn để làm trông kho và giao hàng cho các tiểu thương tại chợ Nhật Tảo. Chấp thuận công việc mà người chủ giao phó, công việc hằng ngày của anh chính là giao hàng và trông hàng theo yêu cầu. Ròng rã như vậy suốt 2 năm, anh không được hưởng bất kỳ đồng lương nào nhưng bù lại, anh được chủ của mình bao ăn ở.
Đến một ngày, ông chủ của anh đột ngột ra quyết định ngừng kinh doanh và anh trở thành người thất nghiệp. Nhờ mối quan hệ rất thân thiết với các tiểu thương tại chợ Nhật Tảo, họ đã góp vốn để giúp anh đi lấy hàng về tự kinh doanh riêng. Chỉ trong vòng 2 năm, Phạm Văn Tam đã tích cóp được cho bản thân số tiền lên đến 400 triệu đồng.
Tuy nhiên, một điều không may là anh đã mất toàn bộ số tiền ấy, bởi người giữ hộ đã phải vào tù vì dùng số tiền của Tam đi mua vàng lậu. Có thể nói, đây là một bài học với cái giá phải trả quá đắt, nó cũng dạy anh thêm một bài học trên trường đời là tuyệt đối không được tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình.
Thêm một lần nữa, anh lại được các tiểu thương tại chợ Nhật Tảo dang tay giúp đỡ và cũng không mất quá nhiều thời gian, anh đã lấy lại được phong độ đỉnh cao của mình. Thế nhưng, có vẻ mọi chuyện vẫn không thực sự thuận lợi với chàng trai giàu nghị lực ấy, bởi những biến động của thị trường đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của anh.
Đó là vào năm 2009, thời điểm ấy các thương hiệu tivi nước ngoài bắt đầu tràn vào thị trường Việt Nam, những chiếc TV “nghĩa địa” dần mất đi vị thế trên sân nhà và cũng rất nhanh chóng đã bị thay thế. Điều này khiến cho việc kinh doanh của các tiểu thương gặp ảnh hưởng nghiêm trọng, tất nhiên là Tam cũng không thể tránh được thiệt hại.
Để không gặp phải tình trạng này nữa, Tam muốn tạo ra một thương hiệu cho riêng mình, chính vì thế anh đã cho ra đời hàng loạt thương hiệu khác nhau như Fujiko hay SupoViet. Trong vòng 10 năm, anh đã gặp rất nhiều thất bại và mỗi lần như thế, anh lại học được cách tổ chức sản xuất, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu một cách bài bản hơn.
Đến năm 2014, Phạm Văn Tam quyết định thành lập Công ty cổ phần điện tử Asanzo, đối tượng khách hàng mà Tam nhắm đến chính là những hộ gia đình sinh sống tại khu vực nông thôn, cũng như những người lao động có thu nhập thấp. Với quyết tâm cao độ, Tam đã huy động được nguồn vốn lên đến 20 triệu USD để đầu tư cho dây chuyền sản xuất tivi có kích cỡ từ 21 đến 31 inch.
Tuy vậy, việc lô hàng 4.000 chiếc tivi buộc phải thu hồi do bị hư màn hình, mà nguyên nhân đến từ kỹ thuật tháo lắp chưa tốt đã khiến Tam bị lỗ hơn chục tỉ đồng. Không chấp nhận bỏ cuộc, anh nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và quyết định sẽ làm lại từ đầu.
Trải qua 5 năm thành lập và phát triển, đến nay Asanzo đã là một thương hiệu thân quen với đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt, trong năm 2017 đã có đến 710.000 chiếc tivi được bán ra thị trường, mức tăng trưởng trong mơ lên đến 140% so với năm 2016.
Đến năm 2018, số liệu thống kê cho thấy Asanzo đã bán 4 triệu sản phẩm các loại, doanh thu đạt 6.250 tỉ đòng và tăng 35% so với năm 2017. Rất nhanh chóng, Asanzo đã vươn lên và lọt vào Top 3 doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường điện tử, chiếm đến 18% thị phần cả nước.
Thêm một lần nữa thử thách lại ập đến với cơ ngơi của Phạm Văn Tam, khi báo chí phanh phui việc doanh nghiệp của anh kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cơ quan chức năng đã ngay lập tức vào cuộc điều tra nhưng đến thời điểm hiện tại, kết quả cuối cùng vẫn chưa được công bố.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Phạm Văn Tam buộc phải rời khỏi hội đồng đầu tư của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3. Điều này cũng có nghĩa, tất cả các nội dung có liên quan đến anh đều sẽ ngừng phát trên sóng truyền hình.
Hoạt động xã hội
Có thể nói, Phạm Văn Tam một fan hâm mộ đích thực và cuồng nhiệt của bóng đá Việt Nam. Trước trận chung kết U23 Châu Á diễn ra tại Thường Châu – Trung Quốc vào năm 2017, anh đã mang TV đến tặng cho 200 hộ nghèo nhất gần nhà thủ môn Bùi Tiến Dũng ở Thanh Hóa. Nhờ có anh, nhiều gia đình giờ đây đã có thể thỏa thích xem bóng đã trên chiếc tivi “mới cứng” mà mình vừa được tặng.
Đời tư và gia đình
Sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng, Phạm Văn Tam lại trở về với mái ấm của mình, nơi có vợ và hai bé học cấp 1 đang đón chờ người chồng, người cha của mình.
Với những ai đã từng tiếp xúc với vị CEO này, họ đều nhận định anh là người rất chăm chỉ, uy tin và thật thà, dù rằng chính việc quá tin người ấy đã khiến anh không ít lần rơi vào cảnh lao đao, khốn đốn.
Những câu nói hay của Phạm Văn Tam
Trải qua rất nhiều thất bại để có được thành công, hơn ai hết Phạm Văn Tam hiểu rất rõ rằng thành công là cả một chặng đường dài, và nếu muốn thành công thì bạn phải thực sự tâm huyết với những gì mà mình đang làm. Anh đã chia sẻ với các start-up rằng:
“Đừng có gồng mình để trở thành những người nổi tiếng như Jack Ma, Mark Zuckerberg hay Bill Gates, bởi đó thực sự là những thiên tài đích thực trong lĩnh vực của họ. Thay vào đó, hãy tỏ ra thực tế hơn và phát huy năng lực của bản thân, kết hợp với các thế mạnh của địa phương nhằm giải quyết các vấn đề, nhu cầu mà xã hội thực sự cần đến”.
“Nếu là một nhà đầu tư, hãy bỏ trứng vào nhiều cái rổ. Tuy nhiên, nếu là một nhà sản xuất kinh doanh thì đây lại là nhầm lẫn tại hại, bởi chỉ khi tập trung tối đa vào lợi thế của bản thân, bạn mới đủ sức trở thành người dẫn đầu trong mọi lĩnh vực.”
Rõ ràng, con đường để đi đến thành công của Phạm Văn Tam là không hề đơn giản, anh đã phải đánh đối quá nhiều và cho chúng ta thấy một điều rằng, thế giới luôn biến động không ngừng khi ngày hôm qua vẫn còn bình yên, nhưng sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào và hãy luôn sẵn sàng cho những điều ấy.