Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều công ty hoạt động về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có 1 người giữ chức vụ CTO (hay còn gọi là Giám đốc công nghệ). Vậy CTO là gì? Vai trò, nhiệm vụ của CTO như thế nào trong công ty? Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời nhé!
Nội dung chính
CTO là gì ?
CTO (Chief Techniacl Officer)– Giám đốc công nghệ là người giữ vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, chuyên phụ trách các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Thông qua việc giám sát chặt chẽ các nhu cầu ngắn và dài hạn, CTO sẽ đưa ra quyết định sử dụng vốn để thiết kế, thực hiện các chiến lược cải tiến công nghệ nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Thường CTO sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành của công ty.
Thường những công ty có ngân sách lớn sẽ có CTO, CIO hoặc cả hai. Còn những công ty nhỏ có thể chỉ cần một CTO hoặc 1 CIO mà thôi. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào tầm nhìn và ngân sách của công ty.
Vai trò, nhiệm vụ của CTO
Trách nhiệm của CTO (Giám đốc công nghệ) cũng tùy thuộc vào từng công ty. Thường có 4 loại CTO khác nhau, có nhiệm vụ chính có thể khác nhau như:
CTO phụ trách cơ sở hạ tầng
Vị trí CTO này có thể giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty và có thể thực hiện chiến lược kỹ thuật của công ty. Ngoài ra, CTO cũng có thể quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
CTO phụ trách kỹ thuật
CTO là người có thể hình dung công nghệ sẽ được sử dụng như thế nào trong công ty, đồng thời thiết lập chiến lược kỹ thuật cho công ty. Đồng thời, CTO cũng sẽ xem xét cách triển khai nhiều hơn nữa các công nghệ mới trong công ty để đảm bảo thành công.
CTO phụ trách tiếp thị
Giám đốc công nghệ đóng vai trò là người liên lạc giữa khách hàng và doanh nghiệp bằng cách đảm nhận trách nhiệm quan hệ khách hàng, nắm bắt thị trường mục tiêu và giúp đưa ra các dự án CNTT ra thị trường.
CTO phụ trách chiến lược kỹ thuật dài hạn
Là người giúp thiết lập chiến lược công ty và cơ sở hạ tầng công nghệ và sẽ phân tích thị trường mục tiêu, tạo ra các mô hình kinh doanh. Đồng thời, người này còn có mối quan hệ chặt chẽ với Giám đốc điều hành và các thành viên khác trong ban quản lý cấp cao của công ty.
Điểm giống và khác nhau của CTO và CIO
Điểm giống nhau
Cả CTO và CIO đều có vai trò quyết sách trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đối với CEO, có nghĩa vụ phát triển dài hạn cho doanh nghiệp, thông qua một đội ngũ chuyên nghiệp để hoàn thành sứ mệnh của mình. Đồng thời, tổng hợp những yếu tố bên ngoài để tạo ra lợi ích.
Điểm khác nhau
Về tầm chiến lược
CTO sẽ chịu trách nhiệm vạch ra viễn cảnh mong muốn và chiến lược phát triển của công nghệ trong công ty, tham gia và đôn đốc việc tạo lập, nghiên cứu và thực hiện các dự án công nghệ, tham gia vạch chiến lược sở hữu chiến lược, bảo vệ bản quyền.
CIO có trách nhiệm tìm kiếm tài nguyên tin học cho doanh nghiệp, vạch ra chiến lược tin học hóa cho doanh nghiệp, đánh giá giá trị của tin học hóa đối với doanh nghiệp.
Phương thức thực hiện
CTO phụ trách nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong tổ chức.
CIO chịu trách nhiệm tổng hợp dòng thông tin, dòng hàng, dòng tiền, hoàn thành việc thực hiện lựa chọn hệ thống công nghệ, tập hợp thông tin trong và ngoài doanh nghiệp để làm căn cứ cho quyết sách. Quan trọng hơn là chịu trách nhiệm quản lý thương vụ điện tử và giám sát các công trình công nghệ.
Sự cải cách
CTO phụ trách lập dự án, nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới.
CIO trợ giúp doanh nghiệp thiết lập lại quy trình nghiệp vụ, vận dụng kỹ thuật quản lý công nghệ xây dựng lại hệ thống quyết sách và thực hiện của doanh nghiệp, đồng thời phải thống nhất tiêu chuẩn của mã hiệu thông tin và quy trình thương vụ.
Về sự trao đổi
CTO phụ trách đào tạo, giao lưu và khuyến khích công nghệ.
CIO sắp xếp huấn luyện về công nghệ hóa, phát hiện nút thắt của vận dụng công nghệ, quan sát nghiên cứu dòng thông tin công nghệ và tác dụng của nó trong sự vận hành doanh nghiệp, điều hòa sự kết nối giữa cấp trên và cấp dưới, thành lập đội IT giỏi.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được chính xác vai trò,trách nhiệm của CTO, cũng như phân biệt được CTO và CIO, từ đó cân nhắc lựa chọn người nào để cùng phát triển chiến lược cho doanh nghiệp mình nhé.