Có thể nói, ngoại trừ các tổ chức phi lợi nhuận, gần như tất cả các doanh nghiệp cũng như cá nhân trên toàn thế giới đều thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, những con số liên quan như doanh thu, chi phí, thu nhập không thể hiện một cách rõ nét nhất về lợi nhuận và hiệu suất của doanh nghiệp, mà người ta sẽ dùng một phương pháp định lượng khác gọi là biên lợi nhuận hay Profit Margin. Vậy, Profit Margin là gì, có ý nghĩa ra sao, câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây!
Nội dung chính
Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm với chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ của nó. Mức lãi gộp của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp được biểu thị bằng tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu.
Đây là nội dung được thể hiện trong Từ điển kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiểu một cách đơn giản, biên lợi nhuận hay Profit Margin là tỉ lệ được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu của doanh nghiệp, khi đó chúng ta sẽ sẽ biết được một đồng từ doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
Tổng quan về biên lợi nhuận
Thông thường, biên lợi nhuận được sử dụng để so sánh nội bộ là chủ yếu, bởi sẽ rất khó để có thể so sánh chính xác tỉ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau.
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp hay cá nhân đều có những cách thức hoạt động kinh doanh khác nhau, tình hình tài chính cũng như chi tiêu đương nhiên cũng có sự khác biệt nhất định, do vậy việc so sánh Profit Margin giữa các công ty với nhau là điều hoàn toàn vô nghĩa.
Biên lợi nhuận thấp sẽ cho chúng ta thấy được một điều, đó là biên độ an toàn của doanh nghiệp cũng sẽ rất thấp, đó là bởi doanh số bán hàng bị sụt giảm đã khiến cho lợi nhuận bị suy giảm, kết quả là doanh nghiệp đó sẽ bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đó. Như đã đề cập, mỗi công ty sẽ luôn có những chiến lược kinh doanh và cạnh tranh khác nhau, vậy nên biên lợi nhuận sẽ liên tục thay đổi giữa các doanh nghiệp này với nhau.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm biên lợi nhuận, hãy cùng theo dõi một vài ví dụ đơn giản dưới đây:
– Nếu một doanh nghiệp kiếm được 10 đồng từ doanh thu trong khi chi phí để tạo ra nó chỉ là 1 đồng, thì sau khi trừ đi chi phí của mình công ty sẽ còn lại số tiền với tỉ lệ đạt 90%. Điều này có nghĩa, công ty đã kiếm được 900% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
– Nếu một doanh nghiệp kiếm được 10 đồng từ doanh thu trong khi chi phí là 5 đồng, thì sau khi trừ đi chi phí của mình công ty sẽ còn lại số tiền với tỉ lệ 50%. Nói cách khác, doanh nghiệp đã kiếm được 100% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.
– Nếu một doanh nghiệp kiếm được 10 đồng từ doanh thu trong khi chi phí để tạo ra nó là 9 đồng, thì sau khi trừ đi chi phí của mình thì công ty sẽ còn lại số tiền với tỉ lệ 10%, điều này có nghĩa doanh nghiệp đã kiếm được 11,11% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Phân loại biên lợi nhuận
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ thường xem xét hai tỉ suất lợi nhuận là biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng.
Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp thường được áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm cụ thể thay vì cho toàn bộ doanh nghiệp.
Khi áp dụng chỉ số này, doanh nghiệp sẽ thiết lập được chính sách giá cũng như thực hiện đàm phán để thu mua các nguyên vật liệu với các nhà cung cấp, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp:
Biên lợi nhuận gộp = doanh thu (đã trừ thuế) – chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
Lợi nhuận gộp cận biên = (lợi nhuận gộp/doanh thu bán hàng) x 100%
Có một điều cần lưu ý, đó là giá vốn hàng bán bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp, nhưng không bao gồm chi phí gián tiếp như tiền thuê nhà, văn phòng, nhà xưởng….
Chẳng hạn, một doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động bán hàng đạt 100 triệu đồng, chi phí mà họ phải chi trả là 60 triệu đồng, khi đó ta sẽ có được:
Biên lợi nhuận gộp = 100.000.000 – 60.000.000 = 40.000.000 vnđ
Lợi nhuận gộp cận biên = (40.000.000/100.000.000) x 100 = 40%
Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng là phương pháp tính toán một cách chính xác khả năng sinh lời của toàn bộ công ty. Nó được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm và nếu tỉ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có lãi và trong trường hợp ngược lại, biên lợi nhuận thấp sẽ cho thấy doanh nghiệp đang gặp phải nhiều vấn đề về chi phí, năng suất lao động hoặc năng lực quản lý…
Việc tính toán biên lợi nhuận ròng cũng tương tự như biên lợi nhuận gộp, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải thống kê được toàn bộ doanh thu và chi phí của công ty.
Chẳng hạn, tổng doanh thu của một doanh nghiệp là 150 triệu đồng, chi phí cho hoạt động sản xuất và bán hàng là 75 triệu đồng, như vậy biên lợi nhuận ròng sẽ là 75 triệu đồng. Khi đó, lợi nhuận ròng cận biên là (75 triệu đồng / 150 triệu đồng) x 100 = 50%.
Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận hay Profit Margin rồi đúng không nào? Đây là những kiến thức hết sức bổ ích cho hoạt động của các doanh nghiệp, đừng quên thường xuyên truy cập website tcxd.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!