Hàng ngày bạn đã nghe nhắc nhiều đến CMO, tuy nhiên lại chẳng biết CMO là gì và vai trò của người này trong doanh nghiệp là gì như thế nào. Do vậy, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ tất tần tật về CMo. Cùng tham khảo để hiểu rõ hơn vai trò của người này bạn nhé!

CMO là gì ?

CMO là từ viết tắt tiếng Anh của Chief Marketing Officer, dịch sang tiếng Việt là Giám đốc Marketing. Đây là một chức vụ quản lý cao cấp, đảm nhận trách nhiệm về marketing của một doanh nghiệp.

CMO là từ viết tắt tiếng Anh của Chief Marketing Officer, dịch sang tiếng Việt là Giám đốc Marketing. Đây là một chức vụ quản lý cao cấp, đảm nhận trách nhiệm về marketing của một doanh nghiệp.
CMO là từ viết tắt tiếng Anh của Chief Marketing Officer, dịch sang tiếng Việt là Giám đốc Marketing. Đây là một chức vụ quản lý cao cấp, đảm nhận trách nhiệm về marketing của một doanh nghiệp.

Thông thường, CMO sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc và vai trò của người này có liên quan chặt sẽ đến sự phát triển của sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng…

Chính vì đặc thù của chức vụ mà CMO cũng phải đối diện với không ít lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi bạn cần phải có năng lực toàn diện cả về chuyên môn lẫn quản lý thì mới có thể đảm nhận được.

Thách thức ấy bao gồm cả việc xử lý các công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức, đốc thúc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại doanh nghiệp.

CMO chính là cầu nối của bộ phận marketing với nhiều bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính,…giúp hoàn thiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Chưa hết, CMo còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.

Kỹ năng & yêu cầu của CMO

Là một chuyên gia marketing cao cấp, một CMO đòi hỏi phải có khả năng phân tích và sáng tạo, có kiến thức chuyên sâu và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, công nghệ thông tin, pháp lý, tài chính,…

Là một chuyên gia marketing cao cấp, một CMO đòi hỏi phải có khả năng phân tích và sáng tạo, có kiến thức chuyên sâu và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, công nghệ thông tin, pháp lý, tài chính,...
Là một chuyên gia marketing cao cấp, một CMO đòi hỏi phải có khả năng phân tích và sáng tạo, có kiến thức chuyên sâu và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, công nghệ thông tin, pháp lý, tài chính,…

Kỹ năng

Một người CMO phải thường xuyên lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối ngân sách marketing phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Do vậy đòi hỏi phải có những kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Hiểu biết và thấu đáo về nguyên tắc tiếp thị, quản lý thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ
  • Hiểu biết sâu sắc về thay đổi động lực thị trường
  • Tinh thần doanh nhân

Yêu cầu

Một CMO thực thực cần phải có cái nhìn bao quát về chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu cho công ty. Vậy nên, các yêu cầu không thể thiếu của một CMO bao gồm:

  • Người CMO phải hiểu được vai trò toàn diện của marketing bao gồm marketing 4P & marketing 7P.
  • Người CMO phải hội tụ được đầy đủ các năng lực chuyên môn để thiết lập các quy trình quản lý và hệ thống hóa công viên có liên quan đến tiếp thị và thương hiệu.
  • Người CMO phải hiểu được bản chất của thương hiệu.
  • Người CMO phải là cầu nối đắc lực giữa marketing và công nghệ.

Công việc của CMO

Một người CMO phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Còn tùy vào công ty lớn nhỏ khác nhau mà số lượng công việc này sẽ nhiều hay ít. Tuy nhiên, dù là ở đơn vị nào cũng đều không thể thiếu được những việc dưới đây:

Một người CMO phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Còn tùy vào công ty lớn nhỏ khác nhau mà số lượng công việc này sẽ nhiều hay ít.
Một người CMO phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Còn tùy vào công ty lớn nhỏ khác nhau mà số lượng công việc này sẽ nhiều hay ít.
  • Hiểu được vị trí doanh nghiệp của mình ở trên thị trường.
  • Xác định được thách thức, nơi doanh nghiệp được định vị ở trong tương lai.
  • Phát triển chiến lược để đưa tổ chức đến vị trí thị trường tương lai đó.
  • Thực thi chiến lược đó.

Với những nỗ lực tiếp thị, nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự công nhận và lòng trung thành cuối cùng sẽ giúp cho doanh số tăng nhanh. Nhờ vậy, CMO cần phải có sự hợp tác chặt chẽ với bộ phận bán hàng.

Bằng cấp

Thông thường, các CMO hay được yêu cầu có bằng cấp cao về kinh doanh hay tiếp thị như MBA. Bên cạnh đó, hầu hết các CMO có khoảng 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị hay phát triển kinh doanh toàn diện, ba đến năm năm kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo. Có như vậy mới hoàn thành được trách nghiệm của mình đối với vị trí CMO này.

CMO & CIO: Ai là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật số?

Theo dự đoán của Cisco vào năm 2019 sẽ có đến 3.9 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet. Con số này tương đương với một nửa dân số trên thế giới. Vậy nên, kỹ thuật số trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của công ty.

CMO & CIO: Ai là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật số? Theo dự đoán của Cisco vào năm 2019 sẽ có đến 3.9 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet. Con số này tương đương với một nửa dân số trên thế giới
CMO & CIO: Ai là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật số? Theo dự đoán của Cisco vào năm 2019 sẽ có đến 3.9 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet. Con số này tương đương với một nửa dân số trên thế giới

Các CMO và CIO sẽ là những người đảm nhận nhiệm vụ thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật trong một tổ chức. Những năm về trước, CIO chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện giải pháp công nghệ, còn CMO dẫn đầu các sáng kiến để tiếp thị, thu hút sự quan tâm của khách hàng và thúc đẩy doanh số tăng cao.

Song, với sự xuất hiện và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn của kỹ thuật số, CIO và CMO cần có sự kết nối với nhau hơn là làm việc độc lập, từ đó giúp kết quả kinh doanh được tích cực hơn.

Các lĩnh vực chính của đầu tư kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số

CMR

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) có công dụng giúp các doanh nghiệp quản lý và phân tích các tương tác và dữ liệu của khách hàng trong suốt vòng đời của khách. Nhờ mục đích cải thiện mối quan hệ với khách hàng mà khuyến khích lòng trung thành của khách hàng, cuối cùng thúc đẩy doanh số đi lên.

Databases

Dữ liệu Databases hiện nay đang được phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Và dự kiến đến năm 2020 có khoảng 1.7 megabyte thông tin mới sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi người ở trên trái đất.

Dữ liệu Databases hiện nay đang được phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Và dự kiến đến năm 2020 có khoảng 1.7 megabyte thông tin mới sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi người ở trên trái đất
Dữ liệu Databases hiện nay đang được phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Và dự kiến đến năm 2020 có khoảng 1.7 megabyte thông tin mới sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi người ở trên trái đất

Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó dùng để xử lý lượng thông tin khổng lồ và những hiểu biết chính là chìa khóa cho các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Trường hợp một cơ sở dữ liệu được phát triển theo kiểu hiệu quả, vượt trội về công nghệ, dùng toàn bộ dữ liệu có sẵn để thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu thì nó sẽ dễ hơn rất nhiều.

Marketing automation

Marketing automation hay tự động hóa tiếp thị cũng là một trong những giải pháp để tiếp cận được với nguồn khách hàng mới và chia sẻ thông điệp thương hiệu, thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Số lượng các B2B sử dụng tự động hóa tiếp thị so với năm 2011 cũng đã tăng hơn 10 lần.

Digital marketing

Digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chính là việc dùng công nghệ số để tiếp cận cũng như giữ chân nguồn khách hàng. Các doanh nghiệp này cần đầu tư thời gian và tiền bạc để thực hiện các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả, đem đến sự thành công cho doanh nghiệp.

Analytics marketing

Analytics marketing là thực hành đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất tiếp thị nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư ROI. Hiểu được các phân tích tiếp thị cho phép các nhà tiếp thị hiệu quả hơn trong công việc của họ.

Analytics marketing là thực hành đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất tiếp thị nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư ROI
Analytics marketing là thực hành đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất tiếp thị nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư ROI

CMO cần làm gì để thích nghi với thách thức mới?

Thứ nhất, cần phải cân bằng được sự nhận biết thương hiệu toàn cầu với sự phù hợp của thị trường địa phương. Chú ý tập trung vào các chức năng tiếp thị toàn cầu như phát triển quảng cáo, sản xuất để có thể tạo nên sự tiết kiệm nhờ quy mô và giảm chi phí.

CMO cần làm gì để thích nghi với thách thức mới? Thứ nhất, cần phải cân bằng được sự nhận biết thương hiệu toàn cầu với sự phù hợp của thị trường địa phương.
CMO cần làm gì để thích nghi với thách thức mới? Thứ nhất, cần phải cân bằng được sự nhận biết thương hiệu toàn cầu với sự phù hợp của thị trường địa phương.

Song, điều này cũng cần phải dựa trên nhu cầu của từng thị trường, sự thấu hiểu của khách hàng. Đồng thời, ngân sách cũng phải được tự chủ để các giám đốc vùng có thể đưa ra các quyết định dựa vào nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, tích hợp công tác tiếp thị với dạng truyền thông công ty. Những thông điệp công ty giữa các đối tượng như khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông, cơ quan quản lý, nhân viên,…phải có sự thống nhấn và được tích hợp bởi dạng truyền thông marketing khác nhau.

Doanh nghiệp không thể phân khúc các đối tượng cũng như các thông điệp đưa ra mà thiếu sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng.

Thứ ba, dùng các phương tiện truyền thông mới. Phải có ngân sách riêng để thử nghiệm công tác marketing với những công nghệ web 2.0 mới nhất.

Nhằm duy trì cạnh tranh, công ty phải gắn kết khách hàng và khai thác bản chất tương tác của phương tiện truyền thông số để tạo nên sự lôi cuốn của thương hiệu với người dùng và cổ đông. CMO cần phải có tầm nhìn để xử lý việc phát triển của những phương tiện truyền thông mới và khách hàng.

Thứ tư, phát triển kỹ năng mới, năng lực và đối tác mới. CMO không chỉ thực hiện việc định vị công ty mà còn giúp định nghĩa công ty. Muốn làm được việc này, CMo cần phải có sự hiểu biết toàn diện về mô hình kinh doanh cơ bản, thương hiệu, văn hóa, chính sách và giá trị của công ty.

Để thích nghi được với sự tiến hóa của các phương tiện truyền thông mới, CMO cần tạo nên mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp thông thạo để tận dụng sáng kiến mới của họ
Để thích nghi được với sự tiến hóa của các phương tiện truyền thông mới, CMO cần tạo nên mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp thông thạo để tận dụng sáng kiến mới của họ

Để thích nghi được với sự tiến hóa của các phương tiện truyền thông mới, CMO cần tạo nên mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp thông thạo để tận dụng sáng kiến mới của họ, từ đó giúp công tác marketing được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, CMO phải luôn đổi mới. Nó đòi hỏi trách nhiệm cao hơn với những khoản chi phí marketing thúc đẩy doanh nghiệp toàn cầu, hướng đến chiến dịch marketing số hơn là các phương tiện truyền thông.

Bản chất tương tác của các phương tiện truyền thông số hiện đại đã tạo nên cơ hội cho CMO thấu hiểu được khách hàng một cách sâu sắc hơn, từ đó tạo nên được những cải tiến phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

8 phương pháp để gia tăng sự thành công cho CMO

  • Làm rõ sứ mạng và trách nhiệm của CMO. Luôn luôn chắc chắn nhiệm vụ của CMO là quan trọng và được lãnh đạo của doanh nghiệp thấu hiểu, nhất là CMO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc. Bởi nếu không có nhu cầu rõ ràng, thật sự và được nhận biết thì vai trò của CMO sẽ bị phản đối trong tổ chức.
Luôn luôn chắc chắn nhiệm vụ của CMO là quan trọng và được lãnh đạo của doanh nghiệp thấu hiểu, nhất là CMO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc
Luôn luôn chắc chắn nhiệm vụ của CMO là quan trọng và được lãnh đạo của doanh nghiệp thấu hiểu, nhất là CMO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc
  • Điều chỉnh vai trò của CMo phù hợp với văn hóa và cấu trúc marketing. Từ đó tránh việc một CMO chịu trách nhiệm quá nhiều thương hiệu riêng lẻ trong công ty cho dù người được bổ nhiệm có các mối quan hệ tốt đi chăng nữa.
  • Lựa chọn CMO tương trợ với CEO. CEO muốn có CMO nhưng thường không muốn nhường quyền kiểm soát bộ phận marketing cho họ. Vậy nên, bạn hãy tìm một CEO luôn nhận thấy trách nhiệm của mình là một đội trưởng của bộ phận marketing và thương hiệu. Đồng thời, cũng nhận thấy được sự cần thiết của một chuyên gia trong việc định hướng và hướng dẫn công tác marketing trong công ty.
  • Người phô trương sẽ không thể thành công được. Và một người CMO cần phải làm việc chăm chỉ để đảm bảo cho các CEO thành công ở vai trò đội trưởng của thương hiệu.
  • Lựa chọn CMO phải có tính cách phù hợp. Đảm bảo CMO thực hiện đúng các kỹ năng và tính cách cho vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
  • Làm Cho giám đốc hàng dọc trở thành người hùng marketing. Bằng cách kéo giãn ngân sách markeitng, CMO có thể cải thiện năng suất marketing của bộ phận và giúp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh gia tăng doanh thu hiệu quả.
Lựa chọn CMO phải có tính cách phù hợp. Đảm bảo CMO thực hiện đúng các kỹ năng và tính cách cho vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
Lựa chọn CMO phải có tính cách phù hợp. Đảm bảo CMO thực hiện đúng các kỹ năng và tính cách cho vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
  • Xâm nhập vào tổ chức hàng dọc. Cho phép các CMO hỗ trợ việc sắp xếp nhân sự marketing. Cho phép CMO tham gia đánh giá công việc của các nhà tiếp thị hàng dọc hàng năm.
  • Yêu cầu các kỹ năng dùng não trái và não phải. Để CMO thành công được phải thành thạo cả marketing chuyên môn và sáng tạo, có sự hiểu biết sắc bén về chính trị, có các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý kiệt xuất.

Trên đây là một số chia sẻ về CMO là gì, vai trò của CMO trong doanh nghiệp. Hi vọng qua đây bạn có thể hiểu được nhiệm vụ của người CMO là như thế nào, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về họ.

Đành giá nội dung này post