Lãi gộp chính là một thuật ngữ có lẽ nếu bạn là người học hoặc làm việc trong khối ngành tài chính ngân hàng chắc chắn đã từng thấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về thuật ngữ, hoặc đơn giản là lâu ngày không dùng đến mà bạn quên mất khái niệm và ý nghĩa sâu xa của thuật ngữ này. Vậy lãi gộp là gì? Lãi gộp có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những thắc mắc này nhé!
Nội dung chính
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp còn được gọi là lợi nhuận gộp, trong tiếng anh là Gross Profit. Đây là phần chênh lệch của doanh thu và chi phí sản xuất hay dịch vụ nào đó. Lãi gộp được thực hiện trước khi khấu trừ những chi phí chìm, lương bổng cũng như thuế và trả lãi.
Có thể hiểu đơn giản hơn thì lãi gộp chính là số tiền lãi thu được từ sau khi dùng doanh thu thực tế trừ bỏ chi phí kinh doanh. Đây là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí. Lãi gộp là một cụm từ hay được sử dụng tại Hoa Kỳ. Nhưng tại Anh và Úc thì cụm từ lợi nhuận gộp lại được dùng phổ biến hơn.
Công thức tính lãi gộp
Để có thể tính lãi gộp một cách đơn giản và thuận tiện nhất, đặc biệt với những ai đang làm trong khối ngành tài chính ngân hàng thì chắc chắn sẽ cần phải sử dụng tới công thức này:
Lãi gộp = Doanh thu thuần – giá vốn của hàng bán
Trong đó:
Doanh thu thuần chính là doanh thu có được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ (những hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp). Tuy nhiên doanh thu thuần sẽ không bao gồm cả doanh thu tài chính hay một số thu nhập khác.
Giá vốn của hàng bán sẽ bao gồm những chi phí sau:
- Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
- Chi phí những nguyên vật liệu và nhân công vượt quá mức bình thường. Những chi phí sản xuất chung không cố định. Đặc biệt giá vốn của hàng bán sẽ không được tính vào giá trị những mặt hàng tồn kho.
- Những khoản hao hụt, mất mát tồn kho sau khi đã trừ đi những phần bồi thường do trách nhiệm của cá nhân.
- Chi phí xây dựng và tự chế tài snar cố định vượt trên mức bình thường sẽ không được tính vào nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ).
- Chênh lệch giảm giá hàng tồn kho sẽ phải tính toán và lập năm nay cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, phần lớn của giá vốn hàng bán vẫn sẽ là giá vốn của các hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ.
Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tỷ lệ lãi gộp chính là tỷ lệ tổng lợi nhuận thể hiện dưới dạng phần trăm của doanh thu. Từ tỷ lệ lãi gộp chúng ta có thể tính được lợi nhuận mà công ty kiếm được khi đã thanh toán xong chi phí hàng hóa.
Ta có, công thức tính tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp : Doanh thu
Lưu ý rằng, trong những trường hợp doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần cùng tỷ lệ lãi gộp ta sẽ sử dụng công thức tính sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần
Như đã nói ở trên, doanh thu sẽ bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu tài chính, những thu nhập khác.
Lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh
Có thể thấy, lãi gộp chính là yếu quan trọng quyết định đến việc sinh lời cho doanh nghiệp từ công việc kinh doanh có đạt được hiệu quả không. Lãi gộp cũng cho ta biết rằng có nên đầu tư cho doanh nghiệp hay không.
Những doanh nghiệp thường rất quan tâm tới lãi gộp. Việc quan sát và theo dõi những biến động của lãi gộp sẽ là cách giúp doanh nghiệp có thể xác định được những chênh lệch giữa chi phí và doanh thu. Điều này giúp doanh nghiệp có một cái nhìn khách quan hơn về thu nhập. Ngoài ra còn có thể đưa ra được kết quả giúp doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng được những kế hoạch, chiến lược kinh doanh để doanh nghiệp phát triển hơn.
Nếu nhìn thấy chi phí sản xuất đang ở mức quá cao, hay thậm chí là cao hơn cả doanh thu. Lúc này doanh nghiệp có thể giảm giá vốn. Giảm giá bằng cách nào? Bằng cách đi tìm những phương pháp chế biến ít tốn kém hơn.
Nếu doanh thu quá cao, cao hơn so với chi phí sản xuất. Lúc này doanh nghiệp có thể mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này nhằm duy trì và tăng thêm lượng khách hàng cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được sự uy tín và chất lượng của thương hiệu.
Nếu như lãi gộp đang ở mức âm đây chính là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang phải bù lỗ. Ngược lại, nếu lãi gộp là dương, lúc này doanh nghiệp có thể yên tâm để phát triển doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Lợi ích mà lãi gộp đem lại trong kinh doanh
Lợi ích của lãi gộp là gì? Lãi gộp sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp. Những doanh nghiệp, tổ chức nào có hệ số biên nhuận gộp lớn hơn những đối thủ khác. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ thu được lãi cũng như kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn.
Lãi gộp là yếu tố quan trọng, là thước đo để các nhà đầu tư đánh giá tình hình kinh doanh, hoạt động của một doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định xem có hợp tác và đầu tư lâu dài hay không.
Bên cạnh đó, những con số của lãi gộp sẽ giúp những tổ chức, doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Nếu thấy chi phí sản xuất bằng hay thậm chí là cao hơn doanh thu thì doanh nghiệp cần giảm vốn. Hoặc là phải tìm cách nào đó nhằm khắc phục một cách hiệu quả nhất. Có thể là giảm chi phí sản xuất từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào liên quan tới vấn đề trong giao dịch ngân hàng, kiến thức tài chính bạn có thể tìm hiểu tại Tcxd.vn. Đây là một công ty tài chính nổi tiếng tại Việt Nam. Công ty cung cấp dịch vụ vay tiền của những công ty tài chính lớn tại Việt Nam. Bên cạnh những khoản vay nhanh thì Tcxd.vn còn có thể chia sẻ, cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề tài chính, bảo hiểm, Bitcoin dành cho khách hàng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin và kiến thức cơ bản về lãi gộp. Hy vọng rằng với bài viết này bạn có thể trả lời được những câu hỏi rằng: Lãi gộp là gì? Lãi gộp có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Để từ đó có thể vận dụng hiệu quả những kiến thức này vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.