Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng nghe ít nhất một lần về từ nợ xấu. Có nhiều người có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính sẽ am hiểu về từ vựng này. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa biết nợ xấu là gì. Hôm nay TCXD.vn sẽ đem đến cho các bạn những thông tin cần biết về nợ xấu. Đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là một gánh nặng cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Hơn nữa để lâu dần nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính.
Nợ xấu là một gánh nặng cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Hơn nữa để lâu dần nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính.

Nợ xấu còn có tên gọi khác là nợ khó đòi. Đây chính là một dạng nợ đã vượt quá tiêu chuẩn được đặt ra theo thỏa thuận vay tín dụng nên có khả năng thu hồi khá thấp. Nợ xấu đem lại ảnh hướng cực kỳ nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng từ nhỏ đến lớn. Nếu nghiêm trọng hơn nữa thì còn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính của đất nước.

Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Điều quan trọng và có rất nhiều người quan tâm sau nợ xấu là gì chính là nguyên nhân gây ra nợ xấu. TCXD.vn sẽ giới thiệu cho các bạn một số nguyên nhân đứng đầu trong khả năng gây ra nợ xấu:

Một số nguyên nhân chủ quan gây nên nợ xấu

Sử dụng thẻ tín dụng vô tội vạ, không kiểm soát lượng tiền mà bản thân có thể chi trả và mức tiền bản thân đã sử dụng là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây nợ xấu.
Sử dụng thẻ tín dụng vô tội vạ, không kiểm soát lượng tiền mà bản thân có thể chi trả và mức tiền bản thân đã sử dụng là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây nợ xấu.
  • Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát mức tiền bản thân đã dùng. Khiến mức nợ vượt qua khỏi khả năng có thể thanh toán. Từ đó không thể hoàn thành trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Mua các sản phẩm trả góp tại các cửa hàng, siêu thị. Sau đó không trả tiền gốc và lãi đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng mua bán hàng trả góp của ngân hàng, doanh nghiệp tín dụng.
  • Sử dụng thẻ thấu chi của ngân hàng dựa theo mức lương. Tuy nhiên lại chi tiêu quá mức. Điều này khiến cho mức lương trong tài khoản không đủ để trả tiền bị nợ sau khi đã chi tiêu. Lâu dẫn số tiền nợ này sẽ tích lại thành nợ xấu, nợ quá hạn không trả hết.
  • Không đồng tình với cách tính lãi đối với khoản vay của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng giải thích không giải quyết thỏa đáng khiến khách hàng cố tình không trả nợ. Khiến khoản vay trở thành nợ xấu, nợ quá hạn.
  • Không biết, quên hoặc thậm chí là cố tình không quan tâm đến khoản phí phải đóng phạt do thanh toán nợ trễ hạn. Lâu dần khoản phạt tích dần lên thành một khoản tiền lớn. thành nợ xấu.
  • Cho rằng việc trả nợ chậm không ảnh hưởng gì đến ngân hàng hay doanh nghiệp cho vay tín dụng. Đặc biệt tình trạng này hay xảy ra ở các cá nhân, hộ gia đình đi vay tín dụng.

Một số nguyên nhân khách quan gây nên nợ xấu:

  • Khách hàng đứng tên vay vốn hộ tuy nhiên người được vay hộ lại không đủ khả năng chi trả khoản vay. Điều này khiến cho khoản vay vốn trở thành khoản nợ xấu.
  • Khách hàng phải mang nợ xấu do đứng ra bảo lãnh cho người khác vay vốn. Tuy nhiên người vay vốn không đủ khả năng chi trả hoặc phá sản.
  • Cho người khác mượn chứng minh nhân dân để đi vay vốn. Hoặc trường hợp bị mất chứng minh nhân dân và bị kẻ gian đem chứng minh nhân dân đi vay vốn.
  • Bị lộ các thông tin cá nhân, bị mất điện thoại nên kẻ gian lợi dụng vay vốn. Từ đó khiến khách hàng mang nợ xấu.
  • Khách hàng phải đi công tác xa và không thể về để thanh toán khoản nợ kịp thời hạn quy định, thỏa thuận trên hợp đồng cho vay.

Phân loại nhóm nợ xấu

Nợ xấu không phải lúc nào cũng như nhau. Chính vì thế, thông thường dựa theo thời gian mà khách hàng trễ hạn thanh toán để xóa nợ xấu thì nợ xấu sẽ được chia thành các nhóm khác nhau. Hiện nay, tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước quyết định chia nợ xấu thành 5 nhóm.

  • Nợ xấu nhóm 2 (Dư nợ cho vay cần chú ý):
  • Nợ xấu nhóm 3 (Dư nợ dưới tiêu chuẩn):Nợ xấu nhóm 4 (Dư nợ có nghi ngờ): Nợ xấu nhóm 5 (Dư nợ có khả năng mất vốn): Đây là những khoản nợ trên 360 ngày quá hạn.

Trên hệ thống CIC, lịch sử tín dụng của bạn sẽ được chia làm 5 nhóm nợ tín dụng với các mức độ khác nhau. Bạn hãy tham khảo qua những giới hạn mức độ trễ hạn để tránh phải mắc vào các nhóm nợ xấu dưới đây.

Nhóm 1: Dư nợ đạt chuẩn

  • Khoản nợ ở nhóm 1 là khoản nợ có tính chất nợ xấu nhẹ nhất.
  • Thông thường thời hạn nợ, trễ nợ của nhóm nợ xấu 1 này chỉ ở khoản 1 đến dưới 10 ngày.
  • Ngân hàng vẫn có năng thu lại cả vốn lẫn lãi sau khoản thời gian 1 đến dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ cần lưu ý

  • Là những khoản vay có thời gian trễ hẹn từ khoản 11 ngày trở lên. Tuy nhiên không được trễ hẹn quá 90 ngày.
  • Các khoản vay/nợ mới chỉ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán 1 lần.

Nhóm 3: Dư nợ không đủ tiêu chuẩn

  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.
  • Thời gian nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Những khoản nợ đã bị trễ hạn từ 90 đến dưới 180 ngày so với hạn thanh toán nợ đã được cam kết, thỏa thuận
  • Sau khi đã điều chỉnh kỳ hạn để trả các khoản nợ nhưng khách hàng vẫn tiếp tục nợ trong khoảng 30 đến 90 ngày tiếp theo.
  • Các khoản vay nợ này sẽ được các ngân hàng và doanh nghiệp tín dụng điều chỉnh hạn thanh toán lần thứ 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Khoản nợ nằm trong nhóm 5 là khoản nợ đã có thời gian quá hạn thanh toán trên 180 ngày.
  • Sau khi được điều chỉnh, gia hạn lại kỳ hạn để thanh toán vẫn tiếp tục quá hạn lên đến mức hơn 90 ngày.
  • Đã được các ngân hàng và tổ chức tín dụng điều chỉnh thời hạn thanh toán lần thứ 3 hoặc hơn. Tuy nhiên vẫn tiếp tục không trả, thanh toán nợ.

Nếu bị nợ xấu ngân hàng thì sẽ bị ảnh hưởng gì ?

Khi bạn vay tín dụng hay vay thế chấp từ bất kỳ ngân hàng nào thì thông tin của bạn cũng sẽ được nơi đó cung cấp cho CIC. Sau khi CIC đã nhận thông tin thì sẽ tiến hành lưu lại để đánh giá và phân tích lịch sử tín dụng của bạn. Chỉ cần bạn vi phạm những điều khoản, thỏa thuận tín dụng thì bạn sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu tín dụng.

Sau khi đã bị đưa vào danh sách nợ xấu tín dụng thì khả năng cao là những lần vay vốn tiếp theo của bạn sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên cũng tùy vào từng nhóm nợ xấu mà bạn bị liệt vào thì mức độ khó khăn khi vay vốn lần tiếp theo của bạn sẽ khác nhau.

Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu 1 hoặc 2

Nếu bạn đang thuộc nhóm nợ xấu 1 hoặc 2 thì khi tiến hành vay vốn, vay tiền ở các ngân hàng hoặc doanh nghiệp tài chính cần lưu ý một số điều như sau:

  • Phải hoàn trả tất cả các khoản nợ xấu hiện tại của bạn. Chứng minh rằng việc vi phạm nợ xấu của bản thân là không thường xuyên hoặc do có gặp những nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi.
  • Chứng minh bản thân có khả năng chi trả mức tiền sẽ vay. Bên cạnh đó cũng cần chứng minh thu nhập của bản thân ở thời điểm hiện tại là ổn định ở mức nào.
  • Có người bảo lãnh cho khoản vay mà bạn sắp vay. Điều kiện để chọn người bảo lãnh là người đó phải có đủ điều kiện để vay tiền. Người đồng trả nợ lúc này sẽ là bạn.
  • Chứng minh được mình có các tài sản thế chấp. Dựa trên giá trị của tài sản thế chấp thì ngân hàng hoặc doanh nghiệp tín dụng sẽ xem xét mức vay cho bạn. Có thể hỗ trợ bạn vay vốn dù bạn đang có nợ xấu nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn cao.

Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu 3,4 hoặc 5

Nếu theo thông tin điểm CIC cho biết bạn đang mang nợ xấu ở nhóm 3,4 hoặc 5 thì ở ngay thời điểm hiện tại các ngân hàng sẽ từ chối cho bạn vay tiền. Tuy nhiên sau 2 năm điểm CIC của bạn trở lại bình thường thì bạn mới có khả năng được vay tiền trở lại. Ngoại lệ một số ngân hàng khó khăn trong việc giải quyết cho vay nợ với các khách hàng có lịch sử nợ xấu thì có khả năng bạn vĩnh viễn sẽ không bạn vay tiền tại ngân hàng của mình nữa.

Cách kiểm tra nợ xấu đã được xóa thành công hay chưa

Điều quan trọng đầu tiên cần nắm để xóa nợ xấu thành công chính là phải kiểm tra xem nợ xấu của mình hiện tại là đang ở nhóm nợ xấu nào. Sau khi biết nhóm nợ của mình thì bạn mới có thể lên được phương án chi tiết nhất để xóa nợ. Bên cạnh đó, nếu bạn kiểm tra mình đang nằm ở nhóm nợ nào thì bạn có thể biết được mình đang nợ xấu nếu bị lộ thông tin cá nhân và bị kẻ gian dùng danh nghĩa của mình đi vay tiền.

Để xác minh nợ xấu của mình trước khi đến ngân hàng vay thì các bạn có thể kiểm tra thông tin tại hệ thống CIC. Hệ thống này là ngân hàng lưu trữ các thông tin của khách hàng liên ngân hàng để sử dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn cho nhiều ngân hàng, đơn vị tài chính. Thông tin được đưa lên CIC cực kỳ đơn giản chỉ cần các bước như sau:

Trang chủ của CIC khi truy cập vào tại trang web: CIC.gov.vn
Trang chủ của CIC khi truy cập vào tại trang web: CIC.gov.vn
  • Bước 1: Chụp ảnh cả hai mặt của chứng minh nhân dân. Sau đó cung cấp hình ảnh cho đơn vị tín dụng để tra cứu thông tin.
  • Bước 2: Ngân hàng tổng hợp và nhập toàn bộ dữ liệu thông tin của người đi vay lên hệ thống lưu trữ của CIC.
  • Bước 3: Sau khi kiểm tra toàn bộ thông tin, kết quả mà hệ thống trả về sẽ cho biết người đi vay đang có mang nợ xấu hay không và thuộc nhóm nợ xấu nào.

Vì sao phải xóa nợ xấu?

Có nhiều bất lợi mà nợ xấu sẽ đem lại cho chính bản thân bạn. Do đó, các bạn phải tránh dính vào nợ xấu hết mức có thể. Một số bất lợi mà nợ xấu mang lại có thể kể đến như:

  • Bạn sẽ phải trả mức phạt lãi do thanh toán nợ chậm hạn. Thông thường thì mức lãi suất bị phạt này có giá trị bằng 150% so với mức lãi suất được quy định ban đầu. Do đó nếu bạn phải trả mức phạt này thì sẽ phải chịu bất lợi về mặt tài chính.
  • Đối với các khách hàng ở nhóm nợ từ 3 đến 5 thì rất dễ bị từ chối vay vốn ở lẫn tiếp theo. Mặc dù bạn đã có mức thu nhập hoàn toàn có đủ khả năng để trả khoản nợ dự định vay.
  • Khách hàng có khả năng bị giới hạn mức vay tại một số ngân hàng, đơn vị tài chính.

Xóa nợ xấu trong vòng bao nhiêu lâu?

Thông thường, các khoản nợ xấu được ghi nhận, nhập thông tin vào CIC sẽ được xóa bỏ sau khi hoàn thành việc thanh toán nợ cho ngân hàng, doanh nghiệp cho vay tín dụng. Tuy nhiên lúc này, lịch sử nợ xấu của khách hàng vẫn chưa được xóa bỏ.

Cần phải có thời gian nhất định thì lịch sử này mới được xóa bỏ hoàn toàn. Điều này vẫn gây khó khăn trong việc vay tiền ở lần tiếp theo của khách hàng khi vẫn còn trong thời gian lịch sử nợ xấu còn hiện diện. Cụ thể là:

  • Đối với khoản nợ xấu nhóm 1 và 2: Thời gian để xóa lịch sử nợ xấu hoàn toàn trên hệ thống CIC là 12 tháng, tương ứng với 1 năm.
  • Đối với các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3, 4 và 5: Thời gian để xóa lịch sử nợ xấu hoàn toàn trên hệ thống CIC là 60 tháng, tương đương với 5 năm.

Tin vui cho các khách hàng có nợ xấu là các bạn vẫn có thể xóa nợ xấu nhanh chóng mà không cần chờ đến đủ thời gian đã quy định. Cách này chính là nhờ đến các dịch vụ hỗ trợ xóa nợ xấu chuyên nghiệp. Các dịch vụ xóa nợ xấu này chỉ cần 24h là đã có thể xóa được nợ xấu cho bạn.

Lời khuyên để tránh bị nợ xấu

Cần tự xác định xem khả năng có thể trả mỗi tháng của bản thân là bao nhiêu để tự định mức tiền vay của bản thân. Sau khi đã xác định được những điều đấy thì cần phải vạch ra kế hoạch là mức chi phí trả nợ của mỗi tháng không chiếm quá 50% thu nhập của bản thân. Việc này sẽ giúp bạn vẫn đủ tiền để sinh hoạt nếu chẳng may nguồn thu nhập của bạn bị cắt giảm hay bị gián đoạn tạm thời.

Nếu đã có lịch sử tín dụng không tốt trong vòng hai năm trở lại thì không nên cố gắng đi vay tín dụng. Điều này chỉ càng làm bạn có thêm cái nhìn không mấy thiện cảm từ các ngân hàng, doanh nghiệp tín dụng cho vay tín dụng. Hoặc nếu nghiêm trọng hơn bạn có thể vào danh sách đen của các ngân hàng, doanh nghiệp này.

Đối với các bạn sử dụng thẻ credit thì cần đặc biệt lưu ý hơn nữa trong việc không dính nợ xấu. Phải luôn trả hết nợ và không sử dụng quá mức đối với việc chi tiêu mua sắm trong tháng. Không nên dùng vượt mức 50% giới hạn của nợ xấu để không giữ cho điểm tín dụng luôn tốt.

Không để người khác có được thông tin cá nhân cũng như là giấy tờ tùy thân của mình. Tránh việc bị mang nợ chỉ vì bị mất các loại giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó cũng không nên bảo lãnh để vay tiền cho ai. Hoặc nếu có bảo lãnh thì cần phải xác minh rằng người đó có đầy đủ khả năng thanh toán đối với mức nợ, mức vay.

Luôn giữ gìn chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân khác của chính mình một cách cẩn thận, thật kỹ càng để hạn chế đến thấp nhất trường hợp bị kẻ gian lấy cắp hoặc nhặt được và mang đi vay nợ tín dụng.
Luôn giữ gìn chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân khác của chính mình một cách cẩn thận, thật kỹ càng để hạn chế đến thấp nhất trường hợp bị kẻ gian lấy cắp hoặc nhặt được và mang đi vay nợ tín dụng.

Khi đi công tác xa thì đừng quên ủy quyền hoặc nhờ người thân thanh toán hộ khoản nợ. Không nên để nợ bị quá hạn dẫn đến việc hình thành nợ xấu. Đặc biệt nên thanh toán nợ trước hạn 1-2 ngày. Không để nước đến chân mới nhảy. Luôn có kế hoạch chi tiêu một cách chi tiết, rõ ràng. Xác định những thứ cần thiết phải mua và những thứ không cần thiết. Không dành quá nhiều tiền cho những thức không có lợi ích khi sử dụng để phải mang nợ.

Một số cách hữu ích để giải quyết và phòng tránh nợ xấu

Để giải quyết  và phòng tránh khả năng vướng vào nợ xấu thì các bạn nên nhớ những cách sau:

  • Thanh toán các khoản nợ và khoản phạt của mình. Không để các khoản nợ và khoản phạt quá lâu. Đây chính là cách giải quyết nợ xấu vừa nhanh lại vừa triệt để nhất cho các bạn.
  • Khi thỏa thuận vay nợ tín dụng, nợ thế chấp hãy đăng ký nhận thông tin nhắc nhở từ các nhân viên. Bởi vì khi đăng ký nhận thông tin các bạn sẽ được thông báo về khoản nợ của mình một cách thường xuyên hơn. Chưa kể, những thông tin về các gói dịch vụ vay tiền phù hợp cũng sẽ được gửi đến các bạn.
  • Thường xuyên tính lại, hạch định lại tài chính của bản thân. Phải xem xem mức thu nhập của mình có thật sự ổn định không. Xác định khả năng chi trả cho các vật dụng, hàng hóa mà mình muốn mua có phù hợp hay không.
  • Lựa chọn các tổ chức cho vay tín dụng thật sự có uy tín. Tránh vướng vào các đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay cho vay nặng lãi với mức lãi cắt cổ.
  • Khi đã vướng phải nợ xấu thì nên ra sức cải thiện, trả nợ nhanh nhất có thể. Không nên liên hệ với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức khác để mượn khoản khác đắp vào phần tiền đang nợ. Bởi lẽ lịch sử nợ xấu của bạn đã bị ghi lại nên dù ở ngân hàng nào cũng khó mượn được tiền. Đặc biệt không nghĩ đến cách vay nóng để trả vì hệ lụy của cách vay này sẽ đeo bám làm bạn phải khổ sở rất nhiều.

Những thông tin đầy đủ nhất về nợ xấu là gì đã được TCXD.com giới thiệu cho bạn. Sau khi đọc bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về nợ xấu và các thông tin liên quan đến nợ xấu. Mong rằng các bạn sẽ không vướng phải nợ xấu và chịu các ảnh hưởng của nợ xấu!

5/5 - (1 bình chọn)