Giải ngân là gì đây là câu khỏi khá nhiều người đặt ra. Khi nhắc đến giải ngân thì đây là một thuật ngữ khá phổ biến và thân thuộc khi vay vốn ngân hàng.
Nhưng không phải ai vay vốn ngân hàng cũng nắm bắt và hiểu rõ giải ngân là gì? Và thủ tục giải ngân như thế nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để nắm rõ hơn về các điều khoản và cách thức vay vốn ngân hàng và giải ngân như thế nào trong bài viết sau nhé.
Nội dung chính
Giải ngân là gì?
Trong ngân hàng giải ngân là một từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính hay có thể hiểu một cách cơ bản đây là tiền thanh toán mà ngân hàng hay bên tín dụng nào đó sẽ giao dịch với người vay theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc giải ngân sẽ được hai bên cùng thực hiện đúng theo điều khoản trong hợp đồng và được ngân hàng chấp thuận và phê duyệt.
Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà việc giải ngân sẽ được thực hiện như thế nào. Ví dụ trong hợp đồng chia theo các lần trong năm hay thanh toán 1 lần thì thực hiện đúng như điều khoản trong hợp đồng.
Bên cạnh đó nguồn tiền giải ngân có thể thanh toán bằng nhiều phương thức như thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán bằng thẻ tín dụng…
Ngày giải ngân là gì?
Ngày giải ngân là ngày mà ngân hàng đã giao dịch chuyển tiền cho khách hàng khi vay. Đại đa số ngày giải ngân sẽ trùng với ngày ký hợp đồng khi khách hàng chấp thuận các điều khoản.
Ngoài ra việc ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho mục đích kinh doanh thì ngày giải ngân sẽ khác không trùng với ngày ký hợp đồng.
Ngày giải ngân chính là ngày ngân hàng chuyển tiền, cấp vốn cho khách hàng. Ngày này có thể trùng hoặc khác so với ngày ký hợp đồng tín dụng. Các trường hợp cấp hạn mức tín dụng cho mục đích kinh doanh, giải ngân nhiều lần thì thường ngày giải ngân sẽ khác so với ngày ký hợp đồng tín dụng.
Chậm ngày giải ngân có sao không?
Đây là câu hỏi khá nhiều người băn khoăn và đặt ra khi sắp đến ngày giải ngân nhưng chưa có tiền để thanh toán thì có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu bạn quá hạn giải ngân cả gốc lẫn lãi
Tính theo số tiền bạn vay ngân hàng theo hợp đồng thì khế ước nhận nợ bạn sẽ bị phạt 150% trong hạn. Còn nếu bạn chỉ quá hạn nợ lãi thì bạn không phải trả số tiền phạt chậm trả.
Trường hợp 2: Bạn quá hạn giải ngân khoảng 2 tháng
– Nếu bạn mất khả năng thanh toán (mất hoàn toàn mọi khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng) thì trường hợp này bạn nên đề nghị ngân hàng cho bán tài sản để thanh toán nợ hoặc giao tài sản cho ngân hàng để phát mại. Trường hợp này bạn sẽ tránh được số tiền phạt trên số tiền quá hạn. Nếu bạn không hợp tác, trong trường hợp này ngân hàng có quyền chuyển toàn bộ số tiền vay thành tiền quá hạn để thu hồi toàn bộ, phát mại tài sản.
– Nếu bạn giảm khả năng thanh toán tạm thời, thì bạn nên làm việc với cán bộ ngân hàng đề nghị đưa ra lộ trình trả nợ cụ thể.
Việc chậm trả 2 tháng chưa phải là nghiêm trọng cho lắm. Tuy nhiên, bạn cần thể hiện được thái độ trả nợ với ngân hàng, tránh tình trạng chây ì không trả nợ. Như vậy, sẽ thiệt thòi cho quyền lợi của bạn.
Thủ tục giải ngân vay vốn ngân hàng
Thủ tục giải ngân bao gồm các quy trình giải ngân thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng. Sau đây à các thủ tục cơ bản chúng tôi đưa ra:
Chứng thực thông tin khách hàng khi giải ngân
Khi khách có yêu cầu cần giải ngân thì bắt buộc phải kê khai thông tin vay vốn tại địa điểm vay.
Bao gồm các thông tin sau: Thông tin cá nhân, Mục đích sử dụng vôn để làm gì, Khả năng chi trả ra sao, có tài sản thế chấp hay đảm bảo là gì?
Các nhân viên chuyên ngành nhân hàng sẽ tiếp nhận và xác thực thông tin cung cấp từ khách hàng.
Chuẩn bị hồ sơ thủ tục để giải ngân
Mỗi một ngân hàng sẽ có cách thức giải ngân khác nhau như vậy hồ sơ sẽ khác nhau. Hồ sơ cũng là thứ mấu chốt để ngân hàng chấp thuận cấp vốn cho bạn hay không.
Thủ tục hồ sơ vay ngân hàng bao gồm những hồ sơ như sau: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ mục đích sử dụng, Hồ sơ tài sản thế chấp và một số giấy tờ ngân hàng yêu cầu thêm.
Thẩm định khách hàng trước khi giải ngân
Việc thẩm định khách hàng khá là quan trọng đây là quá trình xem xét và xác định tính chính xác của hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp. Nhân viên phải đối chiếu và xác minh thông tin xem khách hàng có đủ điều kiện vay ngân hàng hay không.
Bên cạnh đó nếu khách hàng thiếu hồ sơ hay cần bổ sung những thông tin gì thì yêu cầu khách hàng bổ sung nếu thiếu sót.
Phê duyệt khoản vay ngân hàng
Khi tiến hay thẩm định xong thì bên ngân hàng sẽ lập lại các báo cáo đề xuất để phê duyệt và dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay vốn.
Ngân hàng tiến hành giải ngân
Cuối cùng ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng đây là bước hoàn thành quy trình vay. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo đúng hợp đồng và thỏa thuận. Việc giải ngân sẽ được chia ra nhiều lần hoặc một lần tùy vào hợp đồng.
Người đi vay cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Bạn đang cần vốn gấp nhưng không biết hồ sơ vay vốn ngân hàng bao gồm những gì? Đừng lo chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để làm thủ tục vay nhanh chóng ngay sau đây
Hồ sơ pháp lý để vay ngân hàng
Hồ sơ pháp lý này bao gồm: giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn như KT3, Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Hồ sơ tài chính vay ngân hàng
Hồ sơ tài chính bao gồm các loại giấy tờ liên quan chứng minh thu nhập:Hợp đồng lao động đang còn thời hạn, Bảng lương, sao kê lương. Đối với doanh nghiệp thì cần giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn sổ bán hàng. Giấy tờ chứng minh thu nhập từ nguồn tài sản cho thuê
Hồ sơ mục đích sử dụng vốn ngân hàng
Ngân hàng cần xác định bạn vay vốn nhằm mục đích gì, đối với hồ sơ mục đích sử dụng vốn khách hàng cần chuẩn bị: Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như hợp đồng mua bán, giấy thông báo nộp tiền, giấy đặt cọc, bản dự toán xây sửa, dự toán chi phí hay Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn trong tương lai…
Hồ sơ tài sản đảm bảo cho ngân hàng
Hồ sơ tài sản đảm bảo là loại hồ sơ này có thể là sổ đỏ, nhà đất tài sản cá nhân của bên cần vay để đảm bảo việc thế chấp hoặc cung cấp giấy tờ cá nhân nếu tài sản bên thứ 3.
Các hình thức giải ngân là gì
Mổi ngân hàng đều có hình thức giải ngân khác nhau tùy theo mục đích vay và sử dụng vốn của khách hàng mà được phân ra nhiều loại giải ngân như sau.
Giải ngân theo món là như thế nào?
Giải ngân theo món là giải ngân một lần, toàn bộ số tiền khi khách vay vốn có trong hợp đồng thì ngân hàng sẽ giải ngân cho khách 1 lần đó gọi là giải ngân theo món.
Giải ngân từng lần là gì?
Giải ngân từng lần là ngân hàng chia nhỏ các khoản vay của khách và giải ngân trong khoảng thời gian dài.
Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu vay 3 tỷ để mua nhà hay chung cư đang là dự án và hoàn thành trong thời gian dài thì khoản vay của khách hàng cũng sẽ được giải ngân theo chu trình đóng tiền của chủ đầu tư nhà đất.
Giải ngân phong tỏa là gì?
Giải ngân phong tỏa thường áp dụng cho khách hàng có mục đích mua hàng, bất động sản, xe…
Nhưng khách hàng sẽ không được sử dụng cho đến khi hoàn tất việc mua bán thì mới có thể rút tiền của ngân hàng để thanh toán được.
Nhằm mục đích tránh trường hợp lạm dụng vốn vay của ngân hàng thì ngân hàng bắt buộc làm như vậy để kiểm soát mục đích sử dụng của khách hàng.
Giải ngân không phong tỏa là như thế nào?
Bên cạnh giải ngân phong tỏa còn có giải ngân không phong tỏa đó là hình thức ngân hàng sẽ chuyển trực tiếp số tiền cho người vay hoặc bên thứ ba để sử dụng ngay như vay tiêu dùng hay kinh doanh, xây nhà…
Các phương thức giải ngân trong ngân hàng
Mỗi người sử dụng và vay vốn mục đích khác nhau nên phương thức giải ngân cũng khác nhau. Ngân hàng có các phương thức giải ngân như sau:
Giải ngân bằng tiền mặt
Khi người vay không dùng thẻ hay bất kỳ một phương thức thanh toán nào đó thì ngân hàng sẽ giải ngân bằng tiền mặt.
Ngoài ra theo yêu cầu và điều luật trong hợp đồng ngân hàng sẽ sử dụng phương án vốn cho vay theo quy định điều khoản và tuân thủ theo pháp luật.
Giải ngân không dùng tiền mặt
Khi người vay bắt buộc phải thanh toán qua tài khoản của ngân hàng thì bắt buộc phải sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ theo quy định.
Ngoài ra khách hàng có thể trực tiếp thanh toán trong các lĩnh vực kinh doanh hay mua sản phẩm nông nghiệp, hộ gia đình cá thể phù hợp với mục đích vay trong hợp đồng giao dịch.
Giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản
Khi số tiền khách hàng vay không quá 1 tỷ đồng thì khách hàng có thể thanh toán hoặc chi trả cho bên thụ hưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo quy định của ngân hàng nhà nước việt Nam.
Những Lưu ý cần biết khi làm thủ tục giải ngân
Khi giải ngân bạn phải đọc kỹ hợp đồng và các điều khoản giải ngân. Nhưng thông thường thì bạn sẽ không thể thay đổi được các điều khoản của ngân hàng đưa ra, tuy nhiên bạn có thể hiểu rõ về chi phí và thay đổi lãi suất trong thời gian mình vay vốn.
Bên cạnh đó nếu còn có thắc mắc hay bất kỳ điều gì chưa hiểu hãy liên hệ ngay cho ngân hàng để hỏi rõ. Nếu thấy hợp đồng có nhiều bất lợi cho bạn bạn có quyền từ chối ngay khi bắt đầu, tránh những rủi ro không cần thiết khi vay vốn ngân hàng
Trên đây là toàn bộ kiến thức về việc vay vốn và phương thức giải ngân như thế nào. Hy vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn. Chúc các bạn thành công.