EBITDA được đánh giá là một trong những chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty, vậy EBITDA là gì, công thức tính như thế nào, ý nghĩa ra sao, tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây !
Nội dung chính
EBITDA là gì?
EBITDA là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization trong tiếng Anh, tạm dịch là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. Đây là thước đo hiệu quả tài chính tổng thể của công ty, được sử dụng thay thế cho thu nhập đơn thuần hoặc thu nhập ròng trong một số trường hợp.
Khái niệm EBITDA bắt đầu được sử dụng trong hoạt động thôn tính, sáp nhập giữa các doanh nghiệp vào những năm 1980, lúc bấy giờ chỉ số này chủ yếu được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của một công ty. Theo thời gian, nó bắt đầu phổ biến hơn và được áp dụng cho các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong một thời gian dài.
Ngày nay, EBITDA đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công thức tính EBITDA
EBITDA về cơ bản là thu nhập hoặc thu nhập ròng với lãi suất, thuế, khấu hao và được sử dụng để phân tích, so sánh lợi nhuận giữa các công ty và ngành công nghiệp, vì nó có thể loại bỏ các tác động tìa chính và chi tiêu vốn.
Công thức tính EBITDA ở dạng đơn giản nhất như sau:
EBITDA = lợi nhuận trước thuế + lãi vay + khấu hao
Tuy nhiên, ở dạng chính xác nhất thì EBITDA sẽ có công thức như sau:
EBIDA = lợi nhuận sau thuế + lãi + thuế + khấu hao
Ngoài ra, còn có một công thức tính EBITDA khác mà bạn có thể áp dụng:
EBITDA = EBIT + Khấu hao
Trong đó, EBIT sẽ được lấy từ bảng hoạt động kinh doanh và không bao gồm khấu hao. Trong khi đó, khấu hao sẽ được lấy từ 2 nguồn gồm:
– Mục Khấu hao lũy kế trong năm từ bảng cân đối kế toán
– Mục Khấu hao tài sản từ bảng lưu chuyển dòng tiền.
Những trường hợp có thể sử dụng EBITDA
Một số trường hợp có thể sử dụng chỉ số EBITDA có thể kể đến như:
– Khi cần so sánh EBITDA trong thời gian dài, so với trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để có cái nhìn chính xác hơn.
– EBITDA được sử dụng trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc đôi khi có nhà đầu tư thay thế EBITDA cho dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp và chạy mô hình định giá.
– EBITDA cũng được sử dụng với mục đích so sánh như EBITDA Margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/chi phí lãi vay…
Những hạn chế của EBITDA
EBITDA có khá nhiều hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này, có thể kể đến như:
– Bỏ qua chi phí khấu hao tài sản
Một quan niệm sai lầm phổ biến là EBITDA biểu thị cho thu nhập bằng tiền mặt. Tuy nhiên, không giống như dòng tiền tự do, EBITDA bỏ qua chi phí khấu hao tài sản.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đều sẽ liệt kê chi phí mua sắm các loại thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, thế nhưng theo thời gian thì chúng sẽ dần bị hao mòn nhưng EBITDA lại không đề cập đến yếu tố này. Nói cách khác, sử dụng EBITDA trong trường hợp này sẽ khiến lợi nhuận của công ty bị phóng đại lên.
– Bỏ qua vốn lưu động
Một doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm của mình để kiếm lợi nhuận, nhưng trước hết công ty cần phải có vốn để tạo ra lượng hàng tồn kho cần thiết và lấp đầy các kênh bán hàng của mình.
Trong trường hợp của một công ty phần mềm, EBITDA không ghi nhận chi phí phát triển các phiên bản phần mềm hiện tại hoặc các sản phẩm sắp tới, điều này cũng có nghĩa là chỉ số này đã bỏ qua yếu tố vốn lưu động của doanh nghiệp.
– Không có độ tin cậy cao
Một số công ty có thể lợi dụng hoạt động kế toán để làm thay đổi thời điểm bắt đầu tính toán lãi, phí, thuế, khấu hao và tất nhiên, EBITDA sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các yếu tố này khiến nó không còn đủ độ tin cậy nữa.
Ví dụ sử dụng trong thực tế
Một công ty trong lĩnh vực bán lẻ đạt được doanh thu trong năm là 100 tỉ đồng, chi phí sản xuất là 40 tỉ đồng và chi phí hoạt động là 20 tỉ đồng, chi phí khấu hao trang thiết bị sản xuất là 10 tỉ đồng, như vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là 30 tỉ đồng.
Ngoài ra, công ty còn có một số chi phí khác như chi phí lãi vay là 5 tỉ đồng, khi đó thu nhập trước thuế đạt 25 tỉ đồng. Với mức thuế suất 20%, thu nhập ròng của doanh nghiệp sẽ đạt 20 tỉ đồng.
Ta sẽ có được các số liệu sau:
– Thu nhập ròng: 20 tỉ đồng
– Chi phí khấu hao: 10 tỉ đồng
– Lãi vay: 5 tỉ đồng
– Thuế: 5 tỉ đồng
Như vậy:
EBITDA = 20 tỉ đồng + 10 tỉ đồng + 5 tỉ đồng + 5 tỉ đồng = 40 tỉ đồng
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số EBITDA là gì rồi đúng không nào? Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những nội dung hữu ích, hãy thường xuyên truy cập bstyle.vn để bổ sung thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!