Tỷ giá hối đoái chắc hẳn là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về sự phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tỷ giá hối đoái là gì và nhận biết được vai trò của chúng với nền kinh tế. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thông tin chi tiết nhất về tỷ giá hối đoái giúp bạn đọc có thêm nhiều góc nhìn rõ hơn.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái (tiếng Anh là Exchange Rate) hay còn được gọi đơn giản hơn là tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá trao đổi ngoại tệ,… Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi nhắc đến giao dịch, mua bán ngoại tệ trên thị trường thương mại. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi tiền tệ giữa 2 quốc gia. Nói đơn giản hơn đó là số lượng tiền theo đơn vị của 1 quốc gia này cần để đổi được một đơn vị tiền của quốc gia khác.

Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái chính là công cụ giúp cho việc thanh toán các giao dịch thương mại giữa các nước trở nên tiện lợi và chính xác do mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ mang giá trị riêng biệt. Theo quy định của Nhà Nước thì tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên lượng cung cầu của thị trường và được điều tiết bởi các Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Tỷ giá này được xem như là một loại giá cả đặc biệt và mang giá trị của tiền thay vì là giá trị của hàng hoá như nhiều người hay lầm tưởng. Trong các giao dịch thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái là một trong những thông tin quan trọng nhất khi thương lượng giá cả cũng như trong các hợp đồng mua bán.

Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế quốc gia

Tỷ giá hối đoái là cách thức để phản ánh mối quan hệ giữa 2 quốc gia bất kỳ với nhau về giá trị tiền tệ. Đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự vận hành của tỷ giá hối đoái chi phối trực tiếp đến việc xác định sự mục tiêu phát triển, chính sách liên quan đến các vấn đề vĩ mô. Vậy vai trò của tỷ giá hối đoái là gì, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Yếu tố để so sánh sức mua của đồng tiền

Tỷ giá hối đoái thể hiện sự so sánh giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giữa 2 quốc gia hoặc các nhóm quốc gia có đồng tiền chung như liên minh Châu Âu. Dựa trên tỷ giá hối đoái tiền tệ thì chúng ta sẽ nhận biết được sự chênh lệch giữa giá cả hàng hoá, năng suất lao động giữa các quốc gia so sánh.

Từ những đánh giá đó, cơ quan nhà nước sẽ có thể xác định được hiệu quả của các chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại. Bên cạnh đó, các hoạt động giao thương, đầu tư, vay vốn nước ngoài cũng được đánh giá một cách khách quan để có thể xác định được hướng đi tiếp theo của nền kinh tế quốc gia.

Tác động đến các hoạt động xuất – nhập khẩu của quốc gia

Khi tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ tăng nghĩa là đồng nội tệ đang ở tình trạng mất giá thì các hàng hoá xuất khẩu sẽ có giá rẻ và tạo nên vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến sức mua hàng hoá nhập khẩu của người dân trong mỗi quốc gia.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia

Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm thì các quốc gia xuất khẩu sẽ thu được nhiều đồng ngoại tệ hơn và nhờ đó cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán quốc tế sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Hầu hết các quốc gia đều thiết lập các chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu hướng đến là cân bằng cán cân thanh toán và cán cân thương mại ở mức tối ưu nhưng với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế mở như hiện nay khiến việc này gặp không ít trở ngại. Chính vì thế, Nhà nước cần phải phân loại tỷ giá hối đoái trên nhiều khía cạnh để có thể quyết định được mục tiêu, chính sách phát triển quốc gia hiệu quả.

Phân loại tỷ giá hối đoái

Trong kinh tế học, tỷ giá hối đoái được chia dựa trên 4 khía cạnh phổ biến và 2 khía cạnh đặc thù. Việc phân loại như vậy không chỉ mang đến lợi ích cho nhà nước trong việc hoạch định chiến lược mà còn giúp cho các doanh nghiệp có thể giao dịch thương mại đơn giản hơn.

Theo phương tiện chuyển ngoại hối

Phương tiện chuyển ngoại hối hay còn gọi được biết đến như là hình thức để ngân hàng chuyển ngoại tệ cho người mua hoặc những người có giao dịch với nhau bằng ngoại tệ thông qua ngân hàng. Hiện nay có 2 tỷ giá được chia theo khía cạnh phương tiện chuyển ngoại hối đó là tỷ giá thư hối và tỷ giá điện hối

  • Tỷ giá thư hối (mail transfer) thường được ký hiệu là m/t để ghi chú trong các loại giấy tờ giao dịch. Tỷ giá này được áp dụng khi ngân hàng được yêu cầu chuyển ngoại hối bằng thư.
  • Tỷ giá điện hối (telegraphic transfer) được ký hiệu là m/t. Tỷ giá mua bán ngoại hối này được Ngân hàng chuyển thông qua điện tín.

Theo phương thức thanh toán quốc tế

Hiện nay, các giao dịch thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến và đồng nghĩa với việc là các giao dịch thanh toán quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Lúc này, tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá cả hàng hoá cũng như là việc thương lượng của các bên doanh nghiệp. Các tỷ giá được phân loại dựa trên phương thức thanh toán quốc tế phổ biến mà các nhà giao dịch thường sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế:

  • Tỷ giá séc: Séc là những chi phiếu được sử dụng trong các giao dịch quốc tế nhờ tính tiện dụng của chúng. Khi người hưởng lợi là người có tên trên tấm séc sẽ nhận được tiền của bên phát hành séc sẽ là khách hàng, đối tác mua hàng của bạn. Người hưởng lợi sẽ mang tấm séc đến ngân hàng có liên kết với ngân hàng của đối tác để nhận được đúng số tiền được ghi trên đó. Lúc này, ngân hàng sẽ quy đổi thành tiền nội tệ theo tỷ giá séc.
Tỷ giá séc dành cho các giao dịch thông qua phương thức séc chuyển tiền
Tỷ giá séc dành cho các giao dịch thông qua phương thức séc chuyển tiền
  • Tỷ giá hối phiếu: Hối phiếu được xem như là một phiếu đòi nợ trong các giao dịch quốc tế để đảm bảo các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mua bán hàng hoá. Thông thường đối với các mặt hàng có giá trị lớn khi vận chuyển đi quốc tế thì người bán sẽ yêu cầu mở hối phiếu tại ngân hàng. Khi đó, người mua sẽ phải thanh toán trong thời hạn yêu cầu trên hối phiếu để có thể nhận được hàng hoá. Việc quy đổi ngoại hối trong trường hợp này sẽ được các ngân hàng áp dụng theo tỷ giá hối phiếu.
Hối phiếu được xem như yêu cầu thanh toán trước khi người mua nhận được hàng hoá
Hối phiếu được xem như yêu cầu thanh toán trước khi người mua nhận được hàng hoá
  • Tỷ giá chuyển khoản: Đối với những trường hợp mua bán ngoại hối theo hình thức chuyển khoản sẽ được tính theo tỷ giá chuyển khoản. Nhờ vào những tiện ích về thời gian, chi phí, thủ tục nên thường tỷ giá chuyển khoản thường được định giá cao hơn tỷ giá tiền mặt. Vì thế, tỷ giá này được áp dụng phổ biến trong nhiều hợp đồng giao dịch.
Phương thức thanh toán chuyển khoản tiện lợi, nhanh chóng nên có tỷ giá cao.
Phương thức thanh toán chuyển khoản tiện lợi, nhanh chóng nên có tỷ giá cao.
  • Tỷ giá tiền mặt: Đây là tỷ giá được sử dụng lâu nhất và phổ biến nhất. Việc chuyển ngoại hối được thực hiện thông qua tiền mặt tại ngân hàng hay các địa điểm được nhà nước cấp phép giao dịch ngoại hối.
Mua bán ngoại hối theo phương thức tiền mặt là hình thức phổ biến nhất
Mua bán ngoại hối theo phương thức tiền mặt là hình thức phổ biến nhất

Dựa trên đối tượng để xác định tỷ giá

Có 2 loại đối tượng tỷ giá được phân loại đó là tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường. Việc nắm rõ 2 định nghĩa này là rất quan trọng trong việc đánh giá và định hướng chính sách phát triển trong tương lai của một quốc gia hay của các doanh nghiệp thương mại quốc tế.

Tỷ giá ngoại hối chính thức được xác định và điều chỉnh bởi Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia. Tiếp theo đó, việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại hối sẽ được các ngân hàng thương mại tổ chức đánh giá các yếu tố của ngân hàng để đưa ra tỷ giá phù hợp.

Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thường có tỷ giá hối đoái chênh lệch nhau. Tuy nhiên, việc tự định giá của các ngân hàng này sẽ được sự giám sát trực tiếp từ Ngân hàng Trung Ương và phải đảm bảo nằm trong khung cho phép và tuân thủ quy định.

Tỷ giá ngoại hối chính thức do ngân hàng trung ương công bố
Tỷ giá ngoại hối chính thức do ngân hàng trung ương công bố

Ngoài ra, thị trường cung cầu luôn có sự thay đổi không ngừng dẫn đến tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ sẽ bị tác động đáng kể và đây thường được gọi là tỷ giá thị trường. Hầu hết tỷ giá thị trường luôn có mức chênh lệch cao hơn so với tỷ giá chính thức do không có sự tác động của Ngân hàng Nhà nước mà chỉ dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Các yếu tố điều chỉnh sẽ không được áp dụng ở đây. Và vì thế cũng đã dẫn đến các rủi ro liên quan đến việc mua bán, trao đổi ngoại tệ trái phép thường xuyên diễn ra.

Tỷ giá thị trường do lượng cung cầu của thị trường tác động làm biến đổi
Tỷ giá thị trường do lượng cung cầu của thị trường tác động làm biến đổi

Tỷ giá hối đoái bị chi phối bởi những yếu tố nào?

Những yếu tố chi phối sự biến động của tỷ giá hối đoái
Những yếu tố chi phối sự biến động của tỷ giá hối đoái

Sự chênh lệch về yếu tố lạm phát

Tỷ giá hối đoái là tỷ số phản ánh sức mua của đồng nội tệ của một quốc gia và đồng ngoại tệ. Đồng thời đây cũng là tỷ số thể hiện sự chênh lệch giữa giá cả hàng hoá của các quốc gia. Khi một quốc gia có yếu tố lạm phát sẽ tác động đến sự thay đổi của giá cả trong nước và từ đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Hầu hết, các quốc gia trên thế giới đều cố gắng hướng đến tỷ giá hối đoái hoàn hảo với các quốc gia phát triển bằng các chính sách vĩ mô điều tiết lạm phát trong nước.

Yếu tố lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia
Yếu tố lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia

Đối với các quốc gia có chỉ số lạm phát cao dẫn đến giá cả trong nước tăng gây biến động lên sức mua ngoại tệ giảm, tình trạng này còn được gọi là mất giá đồng tiền. Khi đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng lên nghĩa là sẽ cần nhiều đồng nội tệ hơn để mua được đồng ngoại tệ nhất định. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm khi đồng nội tệ chịu ít tác động của lạm phát hơn đồng ngoại tệ và điều nãy cũng thể hiện được rằng sức mua ngoại hối của quốc gia này có xu hướng tăng.

Sự chênh lệch về lãi suất

Tương tự như yếu tố làm phát thì sự chênh lệch về lãi suất vay của các quốc gia cũng có sự tác động đến tỷ giá hối đoái. Nếu quốc gia có lãi suất ngắn hạn cao thì các quốc gia khác sẽ thực hiện việc gửi tiền đến các quốc gia này để tìm kiếm sự chênh lệch lãi suất. Lúc này, tại quốc gia có lãi suất cao có xu hướng tăng lượng cung và giảm lượng cầu ngoại hối tác động đến tỷ giá hối đoái giảm.

Lãi suất giúp cân bằng cán cân thanh toán qua việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Lãi suất giúp cân bằng cán cân thanh toán qua việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Theo kinh tế học thì đây là một chính sách được các quốc gia có nền chính trị ổn định sử dụng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì khi các quốc gia đầu tư vào quốc gia có lãi suất cao mang đến sự chuyển dịch của dòng vốn tuy nhiên đây chỉ là yếu tố tác động theo hướng gián tiếp thay vì trực tiếp như sự chênh lệch về lạm phát.

Để tham khảo các chỉ số lãi suất của quốc gia thì bạn nên tham khảo trên các trang công bố chính thức của Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng Liên Bang, Liên Ngân hàng giữa các quốc gia,…

Tình hình giao dịch thương mại

Khi các giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện thì sẽ tác động đến cán cân thanh toán quốc tế từ đó làm biến động tỷ giá hối đoái. Nếu cán cân thanh toán của một quốc gia trong trường hợp bội thu nghĩa là lượng ngoại tệ nhiều hơn lượng nội tệ giúp cho tỷ giá hối đoái giảm và khi đó đồng nội tệ có xu hướng tăng.

Tình hình giao dịch thương mại tác động đến lượng cung cầu ngoại tệ của quốc gia
Tình hình giao dịch thương mại tác động đến lượng cung cầu ngoại tệ của quốc gia

Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái tăng thì quốc gia đó đang trong tình trạng bội chi khiến cho tỷ giá hối đoái tăng dẫn đến giá trị tiền nội tệ bị giảm. Trong một số trường hợp như lượng cầu hàng nhập khẩu của một quốc gia cao khiến cho người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ quốc tế gây ra tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán của quốc gia.

Đánh giá chung, tỷ giá hối đoái là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào và cần phải có những điều tiết kịp thời để tránh tình trạng suy thoái. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tỷ giá hối đoái là gì cũng như vai trò của chúng đối với mỗi quốc gia. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đành giá nội dung này post