Accounts Receivable là gì? Đây có lẽ là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác được ý nghĩa của cụm từ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích cụ thể về cụm từ này cho bạn tham khảo nhé!
Nội dung chính
Accounts receivable là gì ?
Accounts receivable hay còn gọi là khoản phải thu, đây là khoản khách hàng (có thể là cá nhân hoặc công ty) nợ doanh nghiệp vì họ đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán.
Vì thế, nếu doanh nghiệp có khoản accounts receivable thì có nghĩa là doanh nghiệp đó bán được hàng nhưng chưa thu được tiền. Các khoản accounts recceivable thường dưới dạng tín dụng trong khoản thời gian ngắn hoặc vài ngày cho đến dưới 1 năm.
Do đó, các công ty sẽ ghi nhận các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán như một tài sản. Hiện nay, rất nhiều công ty cung cấp chương trình tín dụng cho khách hàng thường xuyên mua sản phẩm hoặc khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình.
Tầm quan trọng của các khoản phải thu
Accounts receivable là một khía cạnh quan trọng trong phân tích cơ bản của doanh nghiệp. Các khoản phải thu này là tài sản hiện tại, và đó cũng chính là thước đo tính thanh khoản của công ty hoặc khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn mà không cần thêm dòng tiền.
Bên cạnh, với những nhà phân tích chuyên nghiệp họ còn đánh giá các khoản phải thu trong bối cảnh doanh thu, mà họ gọi là tỷ lệ doanh thu phải thu, đo lường số lần công ty đã thu được trên số dư tài khoản phải thu của mình trong một kỳ kế toán.
Nếu phân tích sâu hơn sẽ bao gồm phân tích doanh số bán hàng ngày, đo lường thời gian thu tiền trung bình cho số dư tài khoản phải thu của một công ty trong một khoảng thoài gian xác định.
Điểm khác biệt giữa khoản phải thu và các khoản trả khác
Khi các công ty có các khoản nợ với nhà cung cấp hoặc bên khác thì đây gọi là khoản phải trả. Tài khoản phải trả ngược lại với tài khoản phải thu.
Ví dụ, Công ty A cung cấp hàng hóa dưới dạng tín dụng cho công ty B. Công ty B nợ tiền, vì vậy trong bảng cân đối kế toán được ghi vào cột tài khoản phải trả. Ngược lại, công ty A đang chờ nhận tiền, nên trong bảng cân đối kế toán sẽ được ghi vào cột các khoản phải thu.
Cách quản lý khoản phải thu hiệu quả
Để có thể quản lý các khoản phải thu hiệu quả, thu được tiền về nhanh chóng thì kế toán công nợ cần lưu ý những điểm sau:
Tạo hệ thống theo dõi hoàn chỉnh
Để theo dõi công nợ khách hàng và cập nhật các phát sinh mới liên quan đến công nợ, thì bộ phận kế toán bắt buộc phải có file theo dõi, có thể bằng excel hoặc bằng phần mềm kế toán chuyên dụng.
Căn cứ vào những thông tin trong hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất/nhập kho, phiếu chi, giấy báo có ngân hàng, các khoản chiết khấu, hàng trả lại, tỷ giá,…thì kế toán công nợ sẽ cập nhật vào file theo dõi công nợ, như vậy sẽ giúp bạn theo dõi một cách liên tục và thường xuyên.
Lưu ý, kế toán công nợ cần phải nắm rõ quy trình kế toán: kiểm soát chứng từ, luân chuyển chứng từ, quy trình thanh toán,…vì việc thu hồi nợ đều liên quan chặt chẽ đến các chứng từ kế toán.
Duy trì tốt mối quan hệ
Để có thể thu hồi công nợ được dễ dàng thì một điều quan trọng nữa là kế toán công nợ cần duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng như bạn có thể thông báo các điều kiện được hưởng chiết khấu hoặc nhắc bổ sung một số chi tiết về sản phẩm, chứng từ liên quan,…để tạo thêm mối quan hệ thân thiết.
Còn đối với nội bộ công ty thì sự liên kết giữa bộ phận kế toán công nợ và kinh doanh cũng rất cần thiết.
Bởi bất cứ đơn hàng nào được bán ra từ bộ phận kinh doanh cũng cần được ghi nhận ngay tức thì vào doanh thu, và các khoản nợ cũng cần được đưa vào danh sách theo dõi ngay lập tức để tránh thiếu sót.
Gửi hóa đơn, chứng từ đến khách hàng nhanh chóng
Gửi hóa đơn, chứng từ cho khách hàng là việc quan trọng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý đến.Vì thế, để có thể thu hồi công nợ nhanh chóng thì kế toán công nợ phải theo dõi chặt chẽ đường đi của hóa đơn xuất bán để đảm bảo khách hàng nhận được hóa đơn đúng thời gian, tránh sai sót, thất lạc, chậm trễ.
Đồng thời, trước và sau khi gửi hóa đơn, kế toán công nợ cũng nên chủ động gọi điện thoại, thông báo bằng fax, email cho người có trách nhiệm về hóa đơn được gửi để xác nhận hóa đơn đã được đưa đến phòng kế toán của khách hàng.
Gọi điện thoại nhắc nhở
Một công việc nữa của kế toán công nợ là phải liên lạc với khách hàng thường xuyên, vì thế bạn phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho bạn một line điện thoại cố định để tiện giao dịch với họ và ngược lại, tránh sự gián đoạn trong giao tiếp với khách hàng do nghẽn mạch, kẹt máy.
Ngoài ra, kế toán cũng nên nhắc về thời hạn cũng như khoản nợ khách hàng phải thanh toán trước 5-10 ngày bằng email hoặc điện thoại.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa của cụm từ accounts receivable, cũng như kinh nghiệm để kế toán công nợ thu hồi nợ nhanh. Liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.