Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới (sau Ấn Độ và Thái Lan), có thể nói, đây được coi là ngành thế mạnh mũi nhọn của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo dự báo năm 2019 “ngành thế mạnh” của Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và thử thách, tỷ lệ gạo xuất khẩu sụt giảm. Cùng tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo và hướng đi cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sau nhé!

Thị trường lớn đồng loạt giảm, xuất khẩu gạo Việt Nam rơi vào thế khó

Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2018, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đạt sản lượng trên 6 triệu tấn, mang về 3,03 tỷ USD và tăng 16,1% so với năm 2017.

Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2018, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đạt sản lượng trên 6 triệu tấn, mang về 3,03 tỷ USD và tăng 16,1% so với năm 2017.
Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2018, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đạt sản lượng trên 6 triệu tấn, mang về 3,03 tỷ USD và tăng 16,1% so với năm 2017.

Thế nhưng, tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 do Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu nhận định “diễn biến xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm và cả năm 2019 gặp nhiều bất lợi”.

Vậy nguyên nhân do đâu tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam chuyển biến xấu? Nguyên nhân do các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống của Việt Nam như: Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia đều đồng loạt giảm.

Theo dự đoán của các chuyên gia nhập khẩu thì cả năm 3 nước này sẽ còn giảm vì nhiều lý do khác nhau như: “Trung Quốc tồn kho vụ cũ cao; Indonesia diễn ra bầu cử; Bangladesh khôi phục sản xuất sau lũ lụt”.

Do vậy, tính đến hết tháng 5/2019, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 2,76 triệu tấn gạo, trị giá 1,18 tỷ USD, giảm 6,3% về lượng và 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, giá xuất khẩu gạo trung bình cũng giảm còn khoảng 427,5% USD/tấn (giảm 76,8 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018).

Điều đáng nói, trong 5 tháng đầu năm 2019, thị trường Trung Quốc vốn là thị trường số 1 nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng chỉ nhập gần 224 ngàn tấn gạo, trị giá hơn 111,3 triệu USD, giảm gần 74% so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh, theo dự báo của báo Nông nghiệp Mỹ, do sản lượng các nước sản xuất gạo lơn trên thế giới đều tăng dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu. Vì vậy, tình hình xuất khẩu gạo của các nước đều có xu hướng sụt giảm.

Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN – PTNN cho biết, năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình để đảm bảo an ninh lương thực, nên đầu năm 2019 sẽ khó khăn bởi cung lớn hơn cầu. Đặc biệt, đối với Việt Nam thì ngành gạo Xuất khẩu là thế mạnh đem về tỷ USD, nên sẽ chịu áp lực nhiều nhất.

Cũng theo ông Cường, 6 tháng đầu năm nay, gạo lúa trên thế giới, sản lượng thương mại đều giảm, đặc biệt giảm rất nhanh và giá bình quân. Vừa rồi gạo Việt xuất khẩu giá bình quân chỉ còn hơn 400 USD/tấn.

Ông phân tích, hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo còn mắc rất nhiều “điểm nghẽn”. Trong đó, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của lúa gạo thấp, xuất khẩu gạo khối lượng lớn nhưng giá trị thấp, sản xuất thiếu tính bền vững,…

Ngoài ra, Việt Nam còn gặp khó khăn, trở ngại trong việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo hơn so với những năm trước. Một số thị trường nhập khẩu gạo lớn còn thu mua chậm hơn. Đồng thời, năng lực thu mua tạm trữ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Vì vậy, để giải quyết khó khăn thì sự vào cuộc của ngân hàng và doanh nghiệp sau chỉ đạo của Thủ Tướng là vô cùng cần thiết.

Phương pháp “giải cứu” ngành xuất khẩu gạo Việt Nam

Để giải cứu tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam khỏi “thế khó” thì những cơ quan đầu ngành có chức trách cần:

Bước đầu cần chuyển hướng thị trường, mở rộng xuất khẩu nhằm đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo cho nông dân. Cụ thể, ngành xuất khẩu gạo Việt sẽ chuyển hướng sang thị trường Châu Phi, Asean để bù đắp sự sụt giảm tại các thị trường lớn như Trung Quốc.

Phương pháp “giải cứu” ngành xuất khẩu gạo Việt Nam Bước đầu cần chuyển hướng thị trường, mở rộng xuất khẩu nhằm đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo cho nông dân.

Bên cạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam phải chủ động đa dạng hóa thị trường, ứng dụng công nghệ vào tìm kiếm và khai thác thị trường, kết nối sản xuất theo hướng hữu cơ.

Đồng thời, đẩy nhanh hơn quá trình hình thành các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp, kết hợp với người nông dân sản xuất lúa gạo theo mô hình khép kín, cần cơ cấu lại về giống lúa sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Có thể nói, đây là những vấn đề cốt lõi để phát triển các mục tiêu dài hạn hơn quá trình thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Hướng đi để ngành xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững

Để xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững thì ngành sản xuất lúa gạo cần:

Ngành lúa gạo Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng hạt, đồng thời sửa đổi chính sách đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Ngành lúa gạo Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng hạt, đồng thời sửa đổi chính sách đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất.

Song song đó, cần có biện pháp đẩy mạnh việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam nhằm tiếp tục quảng bá và đưa gạo Việt Nam ra thị trường thế giới.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thay vì chỉ phụ thuộc vào lúa gạo. Theo bộ trường Nguyễn Xuân Cường nhận định: “ Về lâu dài, chúng ta cần tổng rà soát lại, chủ trương tới đây giảm 500 ngàn ha đất lúa để chuyển sang đối tượng nông nghiệp khác là thủy sản, trái cây hay những cây trồng cạn để phát triển chăn nuôi. Từ đó giảm áp lực cho ngành lúa gạo, tạo sinh kế mới cho người dân”.

Ông Cường nói thêm: “ Chúng ta cần phát triển đa dạng hóa các sản phẩm trong chuỗi giá trị hạt gạo như cám, trấu, dầu,…nhằm tăng lợi ích cho ngành lúa gạo. Đa dạng hóa ngay cả sản phẩm gạo với nhiều loại phong phú như: gạo hữu cơ, gạo dược liệu,…

Bằng cách cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo, đa dạng hóa các đối tượng nông nghiệp khác. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường các nước Châu Phi, châu Mỹ sẽ góp phần giảm “gánh nặng” cho ngành sản xuất gạo và góp phần tăng giá trị kinh tế cho thị trường Việt.

Đành giá nội dung này post