E-commerce là gì? E-commerce bao gồm những gì, lợi ích và thách thức của E-commerce ra sao,…? Tất cả những thắc mắc ấy đều sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

E-commerce là gì ?

E-commerce hay thương mại điện tử là khái niệm được sử dụng nhằm mục đích chỉ hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm dịch vụ diễn ra ở trên Internet, nhất là thông qua các ứng dụng di động và Website.

E-commerce hay thương mại điện tử là khái niệm được sử dụng nhằm mục đích chỉ hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm dịch vụ diễn ra ở trên Internet
E-commerce hay thương mại điện tử là khái niệm được sử dụng nhằm mục đích chỉ hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm dịch vụ diễn ra ở trên Internet

Hầu hết, các hoạt động thương mại điện tử đều có thể diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp hay cá nhân có thể mua bán sản phẩm trên quy mô toàn cầu, xuyên suốt 24/24h, điều mà đối với phương pháp mua bán truyền thông không thể làm được.

Thương mại điện tử bắt đầu được biết đến vào năm 1960 thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên các mạng giá trị gia tăng (VAN – Một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được cùng nhau, và những hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm.

Thương mại điện tử bắt đầu được biết đến vào năm 1960 thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên các mạng giá trị gia tăng (VAN – Một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được cùng nhau
Thương mại điện tử bắt đầu được biết đến vào năm 1960 thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên các mạng giá trị gia tăng (VAN – Một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được cùng nhau

Khi nối vào VAN thì doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính điện tử nằm ở trên nhiều thành phố trên khắp thế giới.

Cũng giống như bất kỳ công nghệ kỹ thuật số hay thị trường mua bán dựa trên người tiêu dùng. E-commerce có thời gian phát triển qua nhiều năm.

Trong thời kỳ thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Pinterest, phương tiện truyền thông xã hội thì E-commerce càng chứng minh được tầm quan trọng của mình.

E-commerce bao gồm những gì?

E-commerce bao gồm hai yếu tố chính như sau:

Khảo hàng trực tuyến (Online shopping)

Bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết cung cấp cho khách hàng, đem lại giải pháp mua hàng hợp lý. Ngoài ra, khái niệm này cũng bao gồm cả những hành động xem xét sản phẩm và mua hàng cho khách.

E-commerce bao gồm hai yếu tố chính như sau: Bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết cung cấp cho khách hàng, đem lại giải pháp mua hàng hợp lý, bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu nhằm mục đích mua bán
E-commerce bao gồm hai yếu tố chính như sau: Bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết cung cấp cho khách hàng, đem lại giải pháp mua hàng hợp lý, bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu nhằm mục đích mua bán

Mua hàng trực tuyến (Online purchasing)

Nó bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu nhằm mục đích mua bán, giao dịch trên internet. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là các hệ thống để giúp việc hoạt động và mua bán internet diễn ra được suôn sẻ hơn.

Thời gian gần đây, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dần được khởi động thì xu hướng kinh doanh thương mại điện tử bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn.

Nó gần như đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người dùng, kéo họ vào một thế giới mới với nhiều sự lựa chọn, nhiều tiện ích và cám dỗ hơn mà mọi người vẫn thường gọi bằng cái tên chung đó là “Internet”.

Cách phân chia E-commerce theo nhóm đối tượng

E-commerce hay thương mại điện tử được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

E-commerce hay thương mại điện tử được chia thành nhiều loại khác nhau như sau: B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer), C2C (Consumer to Consumer),C2B (Consumer to Business)
E-commerce hay thương mại điện tử được chia thành nhiều loại khác nhau như sau: B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer), C2C (Consumer to Consumer),C2B (Consumer to Business)

B2B (Business to Business)

Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử thường sẽ là các doanh nghiệp, công ty lớn. Bạn có thể hiểu người mua và người bán ở trong mô hình này đều là các doanh nghiệp.

B2C (Business to Consumer)

Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử sẽ gồm những người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng hay khách hàng.

C2C (Consumer to Consumer)

Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử sẽ gồm có cá nhân, tức là người mùa và người bán đều sẽ là các cá nhân riêng lẻ.

C2B (Consumer to Business)

Khi người tiêu dùng bán sản phẩm hay dịch vụ của họ đến cho doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

Bên cạnh những mô hình trên thì còn có G2C (Government-to-Citizen), G2B (Government-to-Business)…Tuy nhiên, các hình thức này phần lớn không được sử dụng nhiều và phổ biến như các hình thức kể trên.

Sự khác biệt giữa E-business và E-commerce

Ngoài E-commerce hẳn có nhiều bạn đã từng nghe đến khái niệm E-business. Vậy E-business là gì, nó có liên quan gì đến thương mại điện tử hay không?

nếu thương mại điện tử là tên gọi để chỉ quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm dịch vụ thông qua máy tính, internet thì E-business là những hoạt động thương mại điện tử sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa
nếu thương mại điện tử là tên gọi để chỉ quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm dịch vụ thông qua máy tính, internet thì E-business là những hoạt động thương mại điện tử sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa

Nói một cách dễ hiểu, nếu thương mại điện tử là tên gọi để chỉ quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm dịch vụ thông qua máy tính, internet thì E-business là những hoạt động thương mại điện tử sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa chẳng hạn như:

  • Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
  • Dịch vụ khách hàng (customer service)
  • Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative)
  • Đào tạo từ xa (E-learning)
  • Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness)

E-business là khái niệm rộng hơn so với E-commerce. Bởi nó là hoạt động kinh doanh đa dạng ở trên mạng internet và đều dùng hình thức thanh toán, giao dịch online làm nền tảng.

Ngược lại, E-commerce được xem như là một phần của E-business, hai khái niệm này khác nhau mà bạn cần phải phân biệt rõ.

Lợi ích của thương mại điện tử E-commerce

Ngày nay, việc bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Những nền tảng như Shopify và WooC Commerce cho phép ngay cả những cá nhân ít hiểu biết về công nghệ cũng dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến để bắt đầu kinh doanh online.

thương mại điện tử chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Những nền tảng như Shopify và WooC Commerce cho phép ngay cả những cá nhân ít hiểu biết về công nghệ cũng dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến để bắt đầu kinh doanh online.
thương mại điện tử chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Những nền tảng như Shopify và WooC Commerce cho phép ngay cả những cá nhân ít hiểu biết về công nghệ cũng dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến để bắt đầu kinh doanh online.

Một số lợi ích của thương mại điện tử E-commerce có thể kể đến như sau:

Không giới hạn khoảng cách

Với các cửa hàng truyền thống nếu như bạn kinh doanh ở Hà Nội và muốn mở rộng tại thành phố Hồ Chí Minh thì bạn cần phải mở thêm cửa hàng.

Trong khi đó, E-commerce lại không hề bị giới hạn vấn đề này. Trên thực tế bạn có thể bán cho bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào ở trên thế giới thông qua doanh nghiệp thương mại điện tử trực tuyến.

Không giới hạn vị trí cửa hàng

Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử không bị ràng buộc với bất kỳ một địa điểm nào khi điều hành doanh nghiệp của họ.

E-commerce là gì ? Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử không bị ràng buộc với bất kỳ một địa điểm nào khi điều hành doanh nghiệp của họ.
E-commerce là gì ? Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử không bị ràng buộc với bất kỳ một địa điểm nào khi điều hành doanh nghiệp của họ.

Điều quan trọng là bạn phải thích máy tính xách tay và kết nối internet, bạn có thể điều hành doanh nghiệp của mình ở khắp mọi nơi.

Không giới hạn thời gian

Những cửa hàng truyền thống thông thường giới hạn thời gian mở cửa mỗi ngày. Trong khi đó, E-commerce lại mở 24 giờ mỗi ngày. Bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm, điều này cực kỳ tiện lợi cho khách hàng, đồng thời cũng là cơ hội tuyệt vời dành cho các thương gia.

Tiết kiệm chi phí

Việc kinh doanh thương mại điện tử tốn chi phí thấp hơn so với kinh doanh truyền thống. Bạn không cần phải trả tiền thuê nhà, cũng không cần phải thuê quá nhiều nhân viên, chẳng cần tốn quá nhiều chi phí để vận hành.

Chính những điều này đã giúp cho doanh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh về giá và cơ hội gia tăng thị phần đáng kể.

Quản lý hàng tồn kho tự động

Việc quản lý hàng tồn kho sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều thông qua công cụ trực tuyến. Chính điều này giúp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận hành và tồn kho.

Thách thức của thương mại điện tử E-commerce

Với những chia sẻ ở trên có thể thấy rằng E-commerce mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Song, hoạt động kinh doanh này cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định.

E-commerce mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Song, hoạt động kinh doanh này cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định.
E-commerce mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Song, hoạt động kinh doanh này cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định.

Lòng tin của khách hàng

Muốn lấy lòng tin của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là rất khó. Bởi khi đó khách hàng không được nhìn trực tiếp, sờ tận tay sản phẩm, vậy nên họ thường e ngại đến vấn đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm.

Vấn đề kỹ thuật

Nếu bạn không phải là một người am hiểu về công nghệ bạn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Khi bạn muốn điều chỉnh banner hay giao diện cửa hàng trực tuyến nhưng bạn lại không biết đồ họa hay thiết kế Website như thế nào.
  • Website của bạn bị tấn công do virus, hacker,…là điều khó tránh khỏi.

Đối thủ cạnh tranh

Chính bởi vì chi phí để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử quá nhỏ nên thị trường này bắt đầu trở nên bão hòa.

Khi đã xác định được kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần phải lường trước được cá vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là khâu thanh toán.
Khi đã xác định được kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần phải lường trước được cá vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là khâu thanh toán.

Do vậy, bạn cần phải có chiến lược và giải pháp riêng cho mình, nếu không sẽ không thể nào tạo nên được bước đột phá để lôi kéo khách hàng phía mình.

Vấn đề thanh toán

Khi đã xác định được kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần phải lường trước được cá vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là khâu thanh toán.

Vốn dĩ kinh doanh online ở nước ta là thanh toán khi nhận hàng hay COD, đồng nghĩa với việc các khách hàng có thể bất ngờ đổi ý vào phút 90.

Mong rằng, với những chia sẻ trên đây bạn có thể hiểu rõ hơn E-commerce và nhận thấy lợi ích, thách thức của ngành nghề này ra sao, từ đó áp dụng hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Đành giá nội dung này post