Đối với người Việt Nam, CSR là một khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên thế giới thì đây là một tiêu chí cực kỳ quan trọng để đánh giá về một công ty. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về CSR, cùng tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi bạn nhé!

CSR là gì?

CSR là từ viết tắt tiếng Anh Corporate Social Responsibility, tạm dịch là Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp. Đây chính là biện pháp tích hợp nhiều chương trình, chính sách phù hợp với văn hóa và mô hình kinh doanh cho một tập đoàn.

CSR là từ viết tắt tiếng Anh Corporate Social Responsibility, tạm dịch là Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp
CSR là từ viết tắt tiếng Anh Corporate Social Responsibility, tạm dịch là Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp

CSR hướng đến sự tăng trưởng lợi nhuận dài lâu cho cả hai mảng kinh doanh đó là offline và online. Và nó thông qua việc tăng năng suất, cải thiện mô hình kinh doanh để thu hút sự chú ý của cộng đồng vào các nỗ lực của doanh nghiệp, từ đó tạo nên giá trị lớn. Những nỗ lực này có thể được trực quan qua các báo cáo CSR thường niên của những tập đoàn lớn.

Thông thường, CSR có liên quan đến những hoạt động như:

  • Hợp tác cùng với cộng đồng địa phương
  • Đầu tư có trách nhiệm với xã hội
  • Phát triển mối quan hệ với nhân viên và khách hàng
  • Bảo vệ môi trường và bền vững

Rất nhiều doanh nghiệp có mục đích chính đó là hoàn thành các mục tiêu xã hội hay môi trường, một số doanh nghiệp còn cố gắng đạt được những mục tiêu tài chính cho mình trong khi giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào đó đến xã hội hay môi trường.

Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp

Thông qua chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho cả xã hội, đồng thời cũng thúc đẩy thương hiệu của chính mình. Dưới đây là tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp:

Thông qua chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho cả xã hội, đồng thời cũng thúc đẩy thương hiệu của chính mình
Thông qua chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho cả xã hội, đồng thời cũng thúc đẩy thương hiệu của chính mình

Ngăn chặn hiện tượng phân nhánh tài chính:

Tuân thủ theo tinh thần và các điều khoản của pháp luật, cả quốc gia và quốc tế bằng chương trình tự điều chỉnh có công dụng giúp doanh nghiệp thoát khỏi con mắt xanh của các nhà quản lý, đồng thời giảm thiểu chi phí pháp lý.

Duy trì sự trung thành của nhân viên

Một trong những trách nhiệm chính của doanh nghiệp đó là đối xử công bằng, rộng lượng với toàn bộ các nhân viên. Và để làm được điều đó, doanh nghiệp phải cung cấp việc làm ổn định, khuyến khích chuyên môn hóa, lập ra các quy chuẩn đạo đức, như vậy ông chủ mới dễ dàng chiếm được thiện cảm của công nhân.

Một trong những trách nhiệm chính của doanh nghiệp đó là đối xử công bằng, rộng lượng với toàn bộ các nhân viên.
Một trong những trách nhiệm chính của doanh nghiệp đó là đối xử công bằng, rộng lượng với toàn bộ các nhân viên.

Duy trì hình ảnh tốt đẹp

Tăng nhận thức của người dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh hay thậm chí là có thể tăng sự tín nhiệm cộng đồng bằng cách cung cấp những bằng chứng hữu hình về hoạt động của mình. Để làm được điều đó có nhiều hình thức khác nhau.

  • Nhận thức về môi trường: Đó là giảm thiểu chất thải, tái chế, giảm hàm lượng carbon trong khí quyền và còn nhiều giải pháp khác nữa. Dùng hay sản xuất những sản phẩm bền vững, giảm thiểu hao tổn năng lượng và tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp gây dựng hình ảnh xanh trong tâm trí của các khách hàng khó tính nhất.
  • Nhận thức về xã hội: Góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giúp cho các bệnh nhân ở trong vùng dịch AIDS hay Ebola, hay hỗ trợ nhân đạo cho những người vừa gặp vấn đề thiên tai tàn phá. Thông qua việc quan tâm đến cộng đồng, các khách hàng sẽ dần có thiện cảm với doanh nghiệp hơn, công nhận nỗ lực của doanh nghiệp nhiều hơn.
  • Cộng đồng địa phương: Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham gia vào các dự án cộng đồng địa phương bằng giải pháp quyên góp tài chính, các phong trào công sở, kết nối khách hàng cùng với lãnh đạo dự án, xúc tiến dự án hay gây quỹ cho dự án CSR của doanh nghiệp.

Ví dụ về hoạt động CSR

Trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đến với 40 ngàn trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước. Với mục tiêu xây dựng giá trị cho xã hội và cho các địa phương nghèo khó khăn. Đồng thời, Vinamilk cũng hy vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng, hướng đến việc “mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”.

Ví dụ về hoạt động CSR Trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đến với 40 ngàn trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước
Ví dụ về hoạt động CSR Trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đến với 40 ngàn trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước

Hoạt động CSR của Vinamilk trong thời gian này phần lớn tập trung vào quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam, và đó chính là một ví dụ điển hình về hoạt động CSR mà các doanh nghiệp cần phải noi theo.

5 cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, CSR có vai trò quan trọng đối với một công ty, đặc biệt là công ty lớn, công ty đa quốc gia với chiến lược bài bản. Bên cạnh những hoạt động về truyền thông, chuyên môn, quy mô và chất lượng của sản phẩm thì CSR chính là nội dung truyền thông, tạo ảnh hưởng tốt đến doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, CSR có vai trò quan trọng đối với một công ty, đặc biệt là công ty lớn, công ty đa quốc gia với chiến lược bài bản
Như đã nói ở trên, CSR có vai trò quan trọng đối với một công ty, đặc biệt là công ty lớn, công ty đa quốc gia với chiến lược bài bản

Đối với những người làm truyền thông CSR chính là bầu trời sáng tạo, bởi CSR không bắt buộc phải là hoạt động từ thiện, tặng quà mà còn có nhiều cách khác nhau để đóng góp giá trị cho cộng đồng.

Điều quan trọng là cách doanh nghiệp cần phải có kế hoạch hoạt động và truyền thông CSR thường xuyên, nhất quán, rộng rãi đến cộng đồng. 5 cách dưới đây là những hình thức có ý nghĩa và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp khi truyền thông CSR:

Tích cực chuyển tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

Tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp đó chính là chuyên môn. Nó là nền tảng để doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho người dùng và khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng tài sản giàu có này, chia sẻ với mọi người những kiến thức hữu ích, góp phần không nhỏ cho xã hội.

 CSR là gì? Tích cực chuyển tải kiến thức chuyên môn đến xã hội Tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp đó chính là chuyên môn. Nó là nền tảng để doanh nghiệp phát triển sản phẩm,
CSR là gì? Tích cực chuyển tải kiến thức chuyên môn đến xã hội Tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp đó chính là chuyên môn. Nó là nền tảng để doanh nghiệp phát triển sản phẩm,

Chẳng hạn như công ty dinh dưỡng hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết thông tin về nhãn hiệu, các lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh, doanh nghiệp y tế hướng dẫn cách làm bài tập cho sức khỏe, những nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe, doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ hoạt động sáng tạo,…

Việc chia sẻ tri thức luôn được chào đón, bởi cũ đối với người này nhưng có thể là mới mẻ hoàn toàn với người khác, nghĩa là nó luôn có giá trị.

Chính sách tốt cho nhân viên

Việc quảng bá chăm sóc nhân viên một cách tích cực không những gắn kết nhân viên mà còn tạo nên tình cảm với xã hội về doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như câu nói, doanh nghiệp 10 người là doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên doanh nghiệp 1 ngàn người thì là của xã hội.

Đó là lý do vì sao mà chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, công đoàn chăm lo cho đội ngũ nhân viên.

Trong quá khứ, công ty bảo hiểm Manulift đã tạo ấn tượng rất tốt đối với mọi người khi mang lại cơ hội việc làm cho vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu,…Trong xã hội mà truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn, mỗi khi chia sẻ của nhân viên doanh nghiệp thì đó chính là phương pháp truyền thông mềm hiệu quả cực kỳ cho doanh nghiệp.

Hướng tới môi trường

Năm 2015, theo nghiên cứu truyền thông về hoạt động CSR được trông đợi nhất của GSK trên toàn quốc thì hoạt động liên quan đến môi trường thuộc top 3. Tình yêu với mẹ thiên nhiên luôn đem lại cảm hứng vĩnh cửu đối với con người và trách nhiệm xã hội với môi trường chưa bao giờ ngưng cảm kích con người.

hướng tới môi trường Năm 2015, theo nghiên cứu truyền thông về hoạt động CSR được trông đợi nhất của GSK trên toàn quốc thì hoạt động liên quan đến môi trường thuộc top 3.
hướng tới môi trường Năm 2015, theo nghiên cứu truyền thông về hoạt động CSR được trông đợi nhất của GSK trên toàn quốc thì hoạt động liên quan đến môi trường thuộc top 3.

Đây chính là chủ đề thường xuyên, rộng lớn và trách nhiệm đối với môi trường, và nó cũng là khung trời sáng tạo của chính các nhà hoạt động ở doanh nghiệp.

Công ty bia Việt Nam cũng khá nổi tiếng với hàng loạt hoạt động về an ninh nước  “Một phút tiết kiệm”, “Đem nước sạch về vùng xa”… Những ý tưởng như góp phần giảm thiểu khí thải, làm sạch đường phố, tiết kiệm nước,…đều có thể trở thành CSR chạm đến trái tim của mọi người.

Nhạy cảm đối với các vấn đề xã hội tại địa phương kinh doanh

Heineken đã đưa ra chương trình “Uống có trách nhiệm”. Trong bối cảnh nước ta thường xuyên xảy ra vấn đề tai nạn giao thông do uống nhiều bia rượu và điều khiển lái xe, đặc biệt là dịp tết thì chương trình này đặc biệt mang lại hiệu quả lớn.

Hoặc chương trình “Use smart phone smartly” của Samsung khuyến khích mọi người dùng điện thoại thông minh một cách thông minh, đừng lợi dụng nó quá nhiều.

Chương trình CSR “nhạy cảm” quả thực luôn mở ra cánh cửa rộng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Thậm chí là khi sự việc nổi lên ở địa phương đó chẳng hạn như xây cầu, giúp đỡ hoàn thiện ước nguyện của em bé, hay rộng hơn về sự công bằng xã hội, bình đẳng giới tính…

Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)

Thời gian gần đây, hoạt động công bố thường niên được quan tâm khá nhiều, nó không thua kém gì việc báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cũng dễ dàng nhận thấy đó là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng đến CSR như là một thành công kinh doanh của họ.

Cũng dễ dàng nhận thấy đó là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng đến CSR như là một thành công kinh doanh của họ.
Cũng dễ dàng nhận thấy đó là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng đến CSR như là một thành công kinh doanh của họ.

Những CSR report của tập đoàn thường sẽ được tìm kiếm, tạo nên tầm ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy hơn nữa tư duy kinh doanh với sự đóng góp của cộng đồng. Đó chính là mấu chốt giúp doanh nghiệp duy trì thiện cảm và lòng trung thành của khách hàng hơn nữa.

Bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn CSR là gì, tầm quan trọng của CSR là như thế nào,…? Nếu còn thắc mắc gì, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé!

Đành giá nội dung này post