CPI là chỉ số được dùng để phân tích và đánh giá khả năng tiêu dùng của nền kinh tế. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa chỉ số CPI, công thức tính CPI cho bạn tham khảo nhé!
Nội dung chính
CPI là gì ?
CPI hay chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian được tính bằng phần trăm.
Chỉ số này dùng để đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng trả cho giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ, thường gọi là lạm phát.
Công thức tính CPI
Để tính được chỉ số CPI bạn cần thực hiện 4 bước sau:
+ Bước 1: Cố định giỏ hàng, thông qua báo cáo điều tra sẽ xác định được lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà người tiêu dùng điển hình mua.
+ Bước 2: Xác định giá cả bằng cách thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại từng thời điểm.
+ Bước 3: Tính chi phí vật dụng trong giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại sản phẩm rồi cộng lại.
+ Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức:
CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/ Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x100 (Trong đó, thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5-7 năm tùy ở từng bước).
Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian, mức giá chung gồm 2 phần là chỉ số giá tiêu dùng CPI và hệ số điều chỉnh GDP.
Có thể nói, lạm phát hay giảm phát đều có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Để đo lường chi số này chúng ta có thể dựa vào 3 chỉ số gồm: CPI (chỉ số giá tiêu dùng), GDP (tổng sản phẩm quốc nội); PPI (chỉ số giá sản xuất).
Chỉ số CPI có mối liên hệ đặc biệt mật thiết với tỷ lệ lạm phát và được coi như một thước đo điển hình của tỷ lệ lạm phát hay còn gọi là “thuế” lạm phát. Theo đó, chỉ số lạm phát được tính bằng công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1)/CPI thời kỳ T-1
Ứng dụng thực tế của chỉ số CPI
CPI là chỉ số kinh tế, việc tính toán và phân tích chỉ số này sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, chính phủ, doanh nghiệp, từ đó người dân sẽ có sự chuẩn bị trước khi thay đổi giá cả nền kinh tế.
Ngoài ra, chỉ số CPI còn được ứng dụng làm thước đo lạm phát cho các yếu tố kinh tế khác. Các yếu tố kinh tế này có thể là doanh số bán lẻ, thu nhập hàng giờ, giá trị đồng tiền,…
Chỉ số này còn để điều chỉnh thu nhập của người dân, khi chỉ số CPI tăng thì chính phủ cũng sẽ điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp với chỉ số CPI, chỉ số này cũng sẽ tự động điều chỉnh các chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng.
Những vấn đề thường gặp khi tính chỉ số CPI
Khi tính chỉ số CPI có 3 chỉ số mà bạn thường gặp phải là:
+ CPI không phản ánh được toàn bộ vì nó sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Khi giá của mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ hạn chế mua những mặt hàng quá đắt đỏ, thay vào đó họ sẽ mua những mặt hàng rẻ hơn. Chính yếu tố này khiến mức CPI cao hơn so với thực tế.
+ Một vấn đề nữa là CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hóa mới vì nó sử dụng giỏ hàng hóa cố định, nên nó đánh giá mức chi phí cao hơn thực tế.
+ Khi mức giá của hàng hóa tăng, đồng nghĩa vơi việc chất lượng hàng hóa cũng tăng, CPI không phản ánh được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa. Do đó, nó có xu hướng phóng đại mức giá do chất lượng hàng hóa tăng cao.
Những ảnh hưởng của chỉ số CPI khi tăng hoặc giảm
Nếu chỉ số CPI giảm
Khi chỉ số CPI giảm tức là giá các giỏ hàng tiêu chuẩn tính CPI giảm, số tiền dành cho tiêu dùng của người thu nhập thấp sẽ giảm, nếu mức thu nhập không đổi thì cuộc sống của người thu nhập thấp sẽ ổn định và mức sống sẽ nâng cao.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy, bởi việc giảm phát thực tế chỉ tốt trên một khía cạnh nào mà thôi. Ví dụ, nếu giá tiền điện thoại giảm vì dịch vụ internet phát triển, nhưng giảm phát đồng nghĩa với việc nhân công bị cắt giảm, người thất nghiệp tăng lên, dẫn đến không đủ kinh phí chi tiêu cho gia đình.
Chỉ số CPI tăng
Nếu chỉ số CPI tăng đồng nghĩa với việc giá cả các loại mặt hàng đều tăng, điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, khiến cuộc sống họ càng trở nên khó khăn hơn.
Trên đây là những thông tin và công thức tính chỉ số CPI, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất nhé!