Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, kéo theo đó là sự xuất hiện chóng mặt của nhiều công ty tài chính và ngân hàng. Các dịch vụ về tài chính đang ngày càng phát triển và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Có thể ai cũng đã nghe qua thuật ngữ “tài chính”. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác. Thông qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu công ty tài chính là gì và những điều cơ bản cần biết nhé.
Nội dung chính
Tìm hiểu về công ty tài chính là gì
Theo Luật Tổ chức tín dụng, công ty tài chính là những doanh nghiệp thuộc mô hình tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng. Thế nên, người ta còn hay gọi là phi ngân hàng. Chức năng của các công ty tài chính là huy động vốn, cho vay tiêu dùng cá nhân và cung ứng cho những dịch vụ liên quan đến tài chính, tiền tệ. Lưu ý là các công ty hoạt động tài chính không thể tiến hành các dịch vụ thanh toán hay nhận tiền gửi dưới 1 năm.
Thông thường, các công ty tài chính được thành lập dựa theo hình thức kinh doanh. Bao gồm: công ty cổ phần, doanh nghiệp, công ty do chủ thể là cá nhân hay tổ chức tín dụng làm chủ. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có vốn 100% của nước ngoài đều có thể đăng ký thành lập hoạt động như một công ty hoạt động về tài chính. Các công ty tài chính hàng đầu ở Việt Nam có thể kể đến là FE Credit, Home Credit, ACS,…
Sự khác nhau giữa ngân hàng và các công ty tài chính
Tại Việt Nam, hầu hết các khách hàng thường nghĩ rằng FE Credit là ngân hàng FE thay vì tổ chức tài chính FE. Vậy tại sao lại như vậy? Đó là do sự hiểu nhầm về cách nghĩ cho rằng tổ chức nào cho vay thì đó chính là ngân hàng.
Tuy nhiên trên thực tế giữa các công ty tài chính và ngân hàng có rất nhiều điểm khác biệt. Vậy sự khác nhau giữa ngân hàng và các công ty tài chính là gì?
- Về sản phẩm vay: Tất cả các ngân hàng thương mại hiện nay đều tiến hành cho vay tín chấp và cả vay thế chấp. Tuy nhiên, các công ty tài chính thì chỉ cho vay tín chấp.
- Về hình thức vay tín chấp: Các ngân hàng thường chỉ cho vay tín chấp theo lương chuyển khoản. Còn công ty tài chính lại áp dụng hình thức vay đa dạng hơn, hỗ trợ được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Lãi suất cho vay: Vay tại các tổ chức tài chính thường phải chịu lãi suất cao hơn so với vay tại ngân hàng.
- Phân khúc khách hàng: Để có thể đáp ứng được các điều kiện vay của ngân hàng, đối tượng khách hàng thường là những người có hợp đồng lao đồng, có bảng lương sao kê. Còn phân khúc khách hàng của các tổ chức tài chính lại đa dạng hơn, từ công nhân cho đến tự kinh doanh.
- Hạn mức cho vay: Các ngân hàng có thể cho vay một số tiền lớn, có thể lên đến 500 triệu đồng nếu chứng minh được khả năng thu nhập. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính lại chỉ cho vay một khoản thấp, tối đa chỉ 70 triệu đồng.
- Điều kiện cho vay: Khi vay tiền tại các ngân hàng, cần phải đảm bảo các điều kiện và thủ tục cần thiết. Chẳng hạn như phải có thời gian làm việc trên 1 năm và có thu nhập ổn định. Trong khi đó, điều kiện đăng ký vay tại các công ty tài chính dễ hơn nhiều.
Đặc điểm chung của các công ty tài chính đang hoạt động tại Việt Nam
Sau khi đã biết rõ công ty tài chính là gì, bạn cũng cần tìm hiểu về các đặc điểm, vai trò cũng như nguyên tắc hoạt động. Hiểu chính xác về các thông tin cơ bản đó sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch dễ dàng hơn nhiều.
Đặc điểm của các công ty tài chính
Giống như các ngân hàng, công ty tài chính cũng phải có vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật khi thành lập. Vốn pháp định của các tổ chức phi ngân hàng này thấp hơn vốn của ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định công ty hoạt động tài chính phải có vốn pháp định là 500 tỷ đồng nếu thành lập từ sau năm 2018. Trước năm 2018, vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
Các loại hình hoạt động của công ty tài chính
Trước đây, các công ty tài chính hoạt động dựa trên nhiều cách thức khác nhau. Bao gồm:
- Công ty do nhà nước thành lập và đầu tư tiền vốn, tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Hoặc cũng có thể là do các cá nhân và tổ chức góp vốn để thành lập theo quy định của pháp luật.
- Công ty hoạt động mảng tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng. Với hình thức này, một công ty tài chính sẽ do một tổ chức tín dụng thành lập bằng số vốn của mình.
- Công ty liên doanh tài chính, được tổ chức dựa trên sự góp vốn giữa Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng.
- Các công ty tài chính có vốn 100% từ nước ngoài, được thành lập dựa vào nguồn vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên lưu ý là hiện nay chỉ còn có 3 loại hình công ty: bao gồm công ty tài chính TNHH một thành viên, công ty hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Tất cả các loại hình này đều không phân biệt vốn nước ngoài hay vốn trong nước.
Thời gian hoạt động của các công ty tài chính
Vậy thời gian tối đa mà các công ty có thể hoạt động tài chính là bao lâu? Theo quy định, các công ty chỉ được hoạt động trong vòng 50 năm trở xuống. Nếu muốn gia hạn thêm thời gian, các tổ chức phải làm đơn yêu cầu và được ngân hàng nhà nước đồng ý. Thời gian gia hạn không được vượt quá 50 năm.
Những hình thức cho vay của các công ty tài chính
Bạn thắc mắc không biết vậy các công ty trong lĩnh vực tài chính tài chính hỗ trợ cho vay dưới những hình thức nào. Hiện nay, hầu hết các công ty đều hỗ trợ những sản phẩm vay giống nhau. Và tùy thuộc vào mỗi đối tượng khách hàng mà có thể lựa chọn hình thức vay thích hợp. Vậy hình thức vay của công ty tài chính là gì?
Bao gồm:
- Vay tiền theo bảng sao kê lương
- Vay tiền theo cavet xe máy của chính chủ
- Vay vốn bằng hóa đơn tiền điện
- Vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Các hình thức vay khác
Lĩnh vực hoạt động của các công ty tài chính
Huy động vốn
Về lĩnh vực hoạt động, các công ty tài chính chủ yếu hoạt động dưới hình thức kêu gọi vốn. Đây là yếu tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công ty. Hoạt động huy động vốn bao gồm:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức từ 1 năm trở lên theo quy định từ ngân hàng nhà nước.
- Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và của chính phủ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cùng những chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá trị khác nhằm huy động nguồn vốn ở trong và ngoài nước.
- Vay tiền từ các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế.
Hoạt động cho vay
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cũng đóng góp rất nhiều như:
- Vay ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Cho vay tiêu dùng thông qua vay trả góp
- Cho vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính còn tham gia hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và những giấy tờ có giá trị khác:
- Công ty tài chính cung cấp tín dụng cho các tổ chức hay cá nhân bằng hình thức chiết khấu, cầm cố thương hiệu.
- Công ty hoạt động tài chính và các tổ chức tín dụng khác như tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu.
Hoạt động bảo lãnh
Các công ty hoạt động tài chính được bảo lãnh dựa trên sự uy tín và khả năng tài chính đối với người nhận bảo lãnh. Hiện nay, có các loại hình bảo lãnh bao gồm:
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng của sản phẩm
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
- Bảo lãnh đối ứng
- Bảo lãnh xác nhận
Các hoạt động khác
Ngoài ra, các công ty trong lĩnh vực tài chính còn có thể tiến hành các hoạt động theo quy định hiện hành. Trong đó có:
- Góp vốn mua cổ phần cho những doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác
- Hoạt động đầu tư
- Tham gia vào thị trường ngoại hối
- Kinh doanh vàng và thực hiện dịch vụ kiều hối
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư hay tiền tệ
- Cung ứng dịch vụ về bảo quản hiện vật quý, cho thuê các tủ két, cầm đồ hoặc các giấy tờ có giá trị
- Được cho phép trở thành đại lý để phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, các loại giấy tờ khác cho công ty, doanh nghiệp
- Được quyền ký nhận ủy thác, trở thành một đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm hoặc đầu tư, quản lý tài sản và vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về những công ty tài chính. Hy vọng rằng qua đó, bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi công ty tài chính là gì. Hiểu rõ những điều cơ bản cần biết về công ty trong lĩnh vực tài chính này sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch rõ hơn.