Business Model Canvas (BMC) là một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh mạnh mẽ giúp cho doanh nghiệp startup và cả doanh nghiệp lâu năm hình thành được chiến lược thông minh.
Cụ thể, thành công cho doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về mô hình kinh doanh BMC này cho bạn tham khảo:
Nội dung chính
Business Model Canvas là gì ?
Business Model Canvas viết tắt BMC là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu và tạo nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh, được sử dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới. Ngoài ra, loại hình này còn được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh của công ty.
Ưu điểm của mô hình Canvas
+ Trọng tâm: Giúp loại bỏ hơn 40 trang nội dung trong kế hoạch kinh doanh truyền thống. BMC giúp cải thiện được sự rõ ràng và tập trung vào những gì thúc đẩy doanh nghiệp.
+ Linh hoạt: Dễ dàng điều chỉnh mô hình và thử mọi thứ với mọi thứ đều nằm trên một trang.
+ Dễ hiểu: Phương pháp đưa ra dễ hiểu giúp nhóm của bạn dễ dàng hiểu được mô hình kinh doanh của bạn hơn.
9 yếu tố then chốt trong mô hình kinh doanh Canvas
Để làm nên thành công cho mô hình kinh doanh Canvas cần có 9 thành tố then chốt sau:
Đối tác chính
Dù doanh nghiệp Startup hay doanh nghiệp lâu năm thì việc tạo dựng liên minh với các đối tác là điều rất quan trọng.
Theo đó, bạn cần phải xác định được đối tác của mình là ai/nhà cung cấp chính là ai? Hay các động lực cho quan hệ đối tác là gì?
Hoạt động chính
Bạn cần phải mô tả được những hoạt động chính, quan trọng nhất mà công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình đạt hiệu quả.
Bạn phải biết được những hoạt động chính nào tạo ra giá trị cho công ty? Hoạt động nào quan trọng nhất trong các kênh phân phối, mối quan hệ khách hàng, dòng doanh thu?
Nguồn lực chính
Trong mô hình kinh doanh cũng cần mô tả những tài nguyên quan trọng nhất cần phải có để vận hành mô hình kinh doanh và tạo giá trị cho khách hàng. Những tài nguyên đó có thể là con người, tài chính, thể chất, trí tuệ. Cần làm rõ được:
+ Những nguồn lực quan trọng đem lại giá trị gì cho công ty?
+ Tài nguyên nào quan trọng nhất trong các kênh phân phối, mối quan hệ khách hàng, dòng doanh thu?
Giá trị cung cấp cho khách hàng
Phải xác định được giá trị cốt lõi để công ty tồn tại và cung cấp cho khách hàng. Doanh nghiệp của bạn khác biệt so với đối thủ cùng ngành như thế nào?
Những khác biệt này tập trung vào những yếu tố có thể định lượng được giá, dịch vụ, tốc độ và điều kiện giao hàng. Ngoài ra, nó cũng có thể tập trung vào những yêu tố định tính gồm: thiết kế, trạng thái thương hiệu và trải nghiệm cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Quan hệ với khách hàng
Việc tương tác với khách hàng là rất cần thiết, bởi cơ sở dữ liệu càng rộng thì doanh nghiệp cần chú trọng việc phân chia khách hàng thành các nhóm mục tiêu khác nhau, mỗi nhóm khách hàng có một nhu cầu khác nhau.
Bằng cách dự đoán các nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nhóm khách hàng khác nhau. Khi đó, một dịch vụ tốt sẽ đảm bảo được mối quan hệ khách hàng được bền vững và lâu dài hơn.
Các kênh thông tin và phân phối
Kênh thông tin đến với khách hàng cũng rất quan trọng, theo đó các kênh đến với khách hàng theo 5 giai đoạn khác nhau gồm: nhận thức về sản phẩm, mua hàng, giao hàng, đánh giá và sự hài lòng, cuối cùng là dịch vụ hậu mãi.
Do đó, để tận dụng tốt các kênh và tiếp cận nhiều khách hàng thì bạn nên kết hợp giữa hình thức offline (cửa hàng) và online.
Phân khúc khách hàng
Với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau bạn cũng nên chia ra nhiều phân khúc khác nhau, bằng cách xác định các nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng và giá trị mà họ gắn kết. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Cơ cấu chi phí
Khi có cái nhìn sâu sắc về cơ cấu chi phí, doanh nghiệp sẽ biết doanh thu tối thiểu phải có để tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu. Cơ cấu này xét đến khả năng mở rộng quy mô, định phí, và biến phí cũng như các lợi thế và lợi nhuận.
Nếu thông qua cơ cấu chi phí, doanh nghiệp thấy rằng mình đang đầu tư nhiều hơn so với mức doanh thu mà nó đang tự tạo ra, thì chủ doanh nghiệp sẽ nhìn thấy là cần thay đổi về kết cấu của chi phí.
Dòng doanh thu
Ngoài cơ cấu chi phí thì doanh thu sẽ mang lại cái nhìn rõ ràng vào các mô hình doanh thu của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty cần bao nhiêu khách hàng trên cơ sở hàng năm để tạo ra lợi nhuận?
Doanh nghiệp cần doanh thu bao nhiêu để hòa vốn? Có thể nói, dòng doanh thu là công cụ để điều chỉnh chi phí cho doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có được kế hoạch BMC cho doanh nghiệp mình rồi nhé. Chúc bạn thành công!