Trong kinh doanh người ta còn sử dụng thuật ngữ “Business intelligence”, vậy cụm từ này có nghĩa là gì? Được ứng dụng như thế nào trong kinh doanh. Tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ cụm từ này nhé!

Business intelligence là gì ?

Business intelligence (BI) là quy trình hệ thống công nghệ cho phép phân tích và thể hiện thông tin giúp các nhà quản lý và người sử dụng của tổ chức đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Business intelligence (BI) là quy trình hệ thống công nghệ cho phép phân tích và thể hiện thông tin giúp các nhà quản lý và người sử dụng của tổ chức đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Business intelligence (BI) là quy trình hệ thống công nghệ cho phép phân tích và thể hiện thông tin giúp các nhà quản lý và người sử dụng của tổ chức đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

BI bao gồm một loạt các công cụ, ứng dụng và phương thức cho phép các tổ chức thu thập thông tin từ các hệ thống nội bộ và nguồn bên ngoài, chuẩn bị sẵn sàng cho việc phân tích, phát triển.

Và chạy các truy vấn đối với dữ liệu, tạo các báo cáo, bảng điều khiển và hình ảnh hóa dữ liệu để cung cấp kết quả phân tích cho những người sử dụng và ra quyết định.

Các chức năng phổ biến của BI bao gồm:

+ Xử lý phân tích trực tuyến

+ Khai thác dữ liệu

+ Hỗ trợ quyết định

+ Truy vấn và báo cáo

+ Phân tích thống kê

+ Phân tích dự đoán và phân tích theo quy định

Hệ thống business intellgence

Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu và khai thác dữ liệu, vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán.

Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu và khai thác dữ liệu, vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán.
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu và khai thác dữ liệu, vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán.

Đồng thời, quá trình khai thác dữ liệu trong BI không chỉ là phân tích đơn giản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu nhằm phân loại, phân cụm, dự đoán. Vì thế, hệ thống BI là sự kết hợp của 3 thành phần chính gồm:

+ Data Warehouse: Là kho dữ liệu chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp.

+ Data Mining: Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại, phân nhóm, kết hợp, dự đoán,…

+ Business Analyst: Nhằm quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi ích của Business intelligence trong doanh nghiệp

BI giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin một cách chính xác, hiệu quả, từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng tiềm năng.

BI giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin một cách chính xác, hiệu quả, từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng tiềm năng.
BI giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin một cách chính xác, hiệu quả, từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng tiềm năng.

Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. BI giúp mang lại những lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp như sau:

+ Tăng năng suất: Giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tốt hơn về thông tin và nhiệm vụ cụ thể của công việc, giúp nhân viên đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

+ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Thông qua dữ liệu BI nhân viên có thể dễ dàng cá nhân hóa phong cách làm việc và thông tin cá nhân của họ để có được thông tin rõ ràng để ra quyết định hiệu quả hơn.

+ Kiểm soát hiệu suất tốt hơn: Khả năng phân tích và giám sát hiệu suất kinh doanh tốt hơn bằng cách sử dụng BI với các biểu đồ, báo cáo và chỉ số hiệu suất.

+ Giúp hỗ trợ nhà quản trị tối đa trong việc đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. BI giúp mang lại những lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp
Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. BI giúp mang lại những lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp

+ Xác định được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Thông qua dữ liệu khai thác có thể phân tích được hành vi khách hàng.

+ Xác định được mục đích và chiến lược Marketing

+ Doanh nghiệp còn có thể dự đoán được tương lai của doanh nghiệp.

+ Có thể giữ chân được khách hàng cũ và dự đoán khách hàng tiềm năng.

+ Giúp hỗ trợ người dùng nội bộ trong việc đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức.

Giúp hỗ trợ người dùng nội bộ trong việc đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức.
Giúp hỗ trợ người dùng nội bộ trong việc đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức.

Trên đây là những thông tin về thuật ngữ Business intellgence cũng như những lợi ích của BI trong kinh doanh cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình để kiểm soát và thúc đẩy công ty ngày càng phát triển nhé!

Đành giá nội dung này post